I.             Sản phẩm phái sinh

1.  Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (HĐTL chỉ số VN30)

- HĐTL chỉ số VN30 là loại HĐTL có tài sản cơ sở là chỉ số VN30, mô phỏng kì vọng giá của chỉ số VN30

- Mỗi HĐTL có một mã riêng tương tự như cổ phiếu, được quy ước theo quy tắc nhất định và chứa đựng thông tin về hợp đồng đó. Ví dụ, Hợp đồng có mã VN30F2007 bao gồm các thông tin: “VN30F” là Hợp đồng tương lai của chỉ số VN30. “20” là năm 2020 và “07” là tháng đáo hạn của Hợp đồng.

- Hiện tại cùng một lúc sẽ có 4 tháng hợp đồng (contract months) được giao dịch với chỉ số VN30: hợp đồng tương lai cho tháng hiện tại; hợp đồng tương lai cho tháng kế tiếp; hợp đồng tương lai cuối quý gần nhất; hợp đồng tương lai cuối quý tiếp theo.

- Ví dụ, HĐTL có mã số VN30F2007 là hợp đồng cho tháng hiện tại sẽ đáo hạn vào tháng 7/2020. Bên cạnh đó nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng có mã số VN30F2008 là hợp đồng sẽ đáo hạn vào tháng kế tiếp (tháng 8/2020). Hợp đồng có mã số VN30F2009 là hợp đồng sẽ đáo hạn vào quý gần nhất (tháng 9/2020 – quý III/2020). Hợp đồng có mã số VN30F2012 là hợp đồng đáo hạn vào quý kế tiếp (tháng 12/2020 – quý IV/2020).

2.  Mẫu HĐTL chỉ số VN30

STT

Điều khoản

Mô Tả

1

Tên hợp đồng

HĐTL chỉ số VN30

2

Mã hợp đồng

Theo quy ước xác định mã giao dịch của HNX, ví dụ: VN30F2007

3

Tài sản cơ sở

Chỉ số VN30

4

Quy mô hợp đồng

100.000 đồng × điểm chỉ số VN30

5

Hệ số nhân hợp đồng

100.000 đồng

6

Tháng đáo hạn

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo.

Ví dụ: tháng hiện tại là tháng 7. Các tháng đáo hạn là tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 12

7

Thời gian giao dịch

Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút

Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở

8

Phương thức giao dịch

Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận

9

 Đơn vị giao dịch

01 hợp đồng

10

Giá tham chiếu

Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết

11

Biên độ giao động giá

+/- 7% so với giá tham chiếu

12

Bước giá /Đơn vị yết giá

0,1 điểm chỉ số

13

Giới hạn lệnh

500 hợp đồng/lệnh

14

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày Thứ Năm tuần thứ ba trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó

15

 Ngày thanh toán cuối cùng

Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng

16

Phương thức thanh toán

Thanh toán bằng tiền

17

Phương pháp xác định giá thanh toán hằng ngày

Theo quy định của VSD

18

Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng

Là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục.

3. Thời gian giao dịch

Thời gian

Phiên giao dịch

Loại lệnh

8h45 – 9h00

Khớp lệnh định kỳ mở cửa

ATO, LO

Không được hủy lệnh

9h00 – 11h30

Khớp lệnh liên tục phiên sáng

LO, MOK, MAK, MTL

Được hủy lệnh

11h30 - 13h00

Nghỉ giữa phiên

 

13h00 - 14h30

Khớp lệnh liên tục phiên chiều

LO, MTL, MOK, MAK

Được hủy lệnh

14h30 - 14h45

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

ATC, LO

Không được hủy lệnh

8h45 - 11h30 & 13h00 - 14h45

Giao dịch thỏa thuận

Lệnh thỏa thuận

4. Các loại lệnh

  • Lệnh ATO (ATC): là lệnh đặt mua/bán chứng khoán phái sinh tại mức giá mở cửa (đóng cửa). Lệnh không ghi giá cụ thể, ghi ATO/ATC. Lệnh được ưu tiên trước lệnh LO trong khi khớp lệnh và tự động hủy khi kết thúc phiên định kỳ.
  • Lệnh LO (lệnh giới hạn): lệnh mua/bán chứng khoán phái sinh tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có ghi giá cụ thể và có hiệu lực đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc đến khi được hủy bỏ.
  • Lệnh thị trường: lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh sử dụng trong các đợt giao dịch khớp lệnh liên tục và sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng.
  • Lệnh thị trường – Giới hạn (MTL): Lệnh được nhập vào nếu không khớp hết sẽ chuyển phần còn lại thành lệnh giới hạn.
  • Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK): lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập.
  • Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK): lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần. Phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh

5. Phương thức giao dịch

  • Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán tại thời điểm xác định.
  • Khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Nguyên tắc xác định giá thực hiện: là mức giá của các lệnh đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.
  • Khớp lệnh thỏa thuận: Là phương thức giao dịch mà bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch. Sau đó, giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán bên bán và công ty chứng khoán bên mua để ghi nhận kết quả.

6. Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch

  • Ưu tiên về giá:
  • Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập     vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước

7. Hủy/sửa lệnh giao dịch

-       Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.

-       Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:

·       Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.

·       Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.

-       Không được phép sửa, hủy lệnh trong toàn bộ phiên khớp lệnh định kỳ.

8. Sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận

  • Giao dịch thoả thuận đã được xác lập trên hệ thống giao dịch (có sự tham gia xác nhận của hai bên giao dịch) không được phép sửa hoặc hủy bỏ.
  • Trong thời gian giao dịch, trường hợp thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh nhập sai lệnh giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh được phép sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận khi lệnh chưa được bên đối tác xác nhận.

II. Quy định tài khoản ký quỹ

1. Xác định giá trị ký quỹ trước khi giao dịch đảm bảo mức ký quỹ ban đầu và tỉ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (TSKQ)

Giá trị ký quỹ ban đầu (IM) = Hệ số nhân HĐ * Số lượng HĐ * Giá giao dịch cuối * IM rate

Trong đó: Hệ số nhân HĐ: 100.000 đồng

Giá giao dịch cuối là giá khớp lệnh gần nhất tại thời điểm tính IM nếu trong phiên giao dịch hoặc là giá thanh toán cuối ngày nếu tính IM cuối ngày

IM rate: Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do PHS quy định và có thể thay đổi theo từng thời kì

 Giá trị ký quỹ ≥ IM * (1/tỉ lệ sử dụng TSKQ)

 2. Giá trị ký quỹ duy trì: MR = IM + VM lỗ + DM

Ký quỹ ban đầu (IM)

Ký quỹ biến đổi (VM lỗ )

Ký quỹ ban đầu đảm bảo thực hiện hợp đồng (DM)

-  Tỉ lệ IM được xác định đối với Hợp đồng tương lai chỉ số theo quy định của VSD hiện tại là 13%

- Công bố: ngày 01, 10 và 20 hàng tháng trên website của VSD ít nhất 02 ngày làm việc trước ngày áp dụng.

- Tỷ lệ ký quỹ bằng tiền đảm bảo tỷ lệ ký quỹ tối thiểu là 100%

Khoản lỗ ròng trong phiên giao dịch của danh mục đầu tư trên tài khoản của khách hàng.

Ký quỹ bổ sung khi thực hiện thanh toán chuyển giao vật chất từ sau ngày giao dịch cuối cùng đến ngày thanh toán cuối cùng

Ví dụ: Nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh

Bước 1: Nộp tiền ký quỹ là 200 triệu đồng thành công lên VSD qua PHS

Bước 2: Nhà đầu tư dự đoán thị trường lên nên quyết định “mua” HĐTL chỉ số VN30F2012, đáo hạn tháng 12/2020

Mã HĐTL

Số lượng vị thế

Giá thực hiện

Hệ số nhân

IM rate

VN30F2012

10 (Mua)

800

100.000

13 %

Bước 3: Giá trị ký quỹ ban đầu (IM) yêu cầu tối thiểu với nhà đầu tư và tỷ lệ sử dụng TSKQ đối với tài khoản nhà đầu tư theo quy định của VSD như sau:

Mã HĐTL

Giá trị ký quỹ ban đầu (IM)

Giá trị ký quỹ thực có

Tỷ lệ sử dụng TSKQ

VN30F2012

100.000*10*800*13%= 104.000.000 VNĐ

200.000.000 VNĐ

104.000.000/200.000.000= 52 % < 80 %= Ngưỡng an toàn

Bước 4a: Giả sử giá HĐTL tăng lên như kỳ vọng của nhà đầu tư

Mã HĐTL

Số lượng vị thế

Hệ số nhân

Giá thực hiện

Giá thị trường

Lãi/lỗ vị thế

VN30F2012

10 (Mua)

100.000

800

810

100.000*10*(810-800) =10.000.000 (Lãi)

Tương tự với các thời điểm khác nhau, VSD sẽ kiểm tra tỷ lệ sử dụng tài khoản ký quỹ đối với tài khoản nhà đầu tư

Giá HĐTL

Giá trị ký quỹ ban đầu (IM)

Ký quỹ biến đổi (VM lỗ )

Giá trị ký quỹ duy trì (MR)

Giá trị ký quỹ thực có

Tỷ lệ sử dụng TSKQ

800

104.000.000

0

104.000.000

200.000.000

52%

810

105.300.000

10.000.000

105.300.000

200.000.000

53%

Như vậy tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nằm trong ngưỡng an toàn cho phép và nhà đầu tư có lãi 10.000.000 VNĐ khi thực hiện hợp đồng.

Bước 4b: Giả sử giá HĐTL giảm xuống không như kỳ vọng của nhà đầu tư

Mã HĐTL

Số lượng vị thế

Hệ số nhân

Giá thực hiện

Giá thị trường

Lãi/lỗ vị thế

VN30F2012

10 (Mua)

100.000

800

793

100.000*10*(793-800)

=-7.000.000 (Lỗ)

VSD sẽ kiểm tra tỷ lệ sử dụng tài khoản ký quỹ đối với tài khoản nhà đầu tư

Giá HĐTL

Giá trị ký quỹ ban đầu (IM)

Ký quỹ biến đổi (VM lỗ )

Giá trị ký quỹ duy trì (MR)

Giá trị ký quỹ thực có

Tỷ lệ sử dụng TSKQ

800

104.000.000

0

104.000.000

200.000.000

52%

793

103.090.000

-7.000.000

110.090.000

200.000.000

55%

Như vậy tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nằm trong ngưỡng an toàn cho phép và nhà đầu tư bị lỗ -7.000.000 VNĐ khi thực hiện hợp đồng.

Chú ý rằng lãi vị thế sẽ không được tính vào giá trị ký quỹ duy trì, tỷ lệ sử dụng TSKQ đang ví dụ tính bằng mức quy định của VSD và lời/lỗ của nhà đầu tư chưa tính các khoản phí, thuế liên quan trong giao dịch phái sinh.

3. Giới hạn vị thế

Giới hạn vị thế được đặt ra nhằm ngăn ngừa việc một cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn, nhằm đảm bảo duy trì tính ổn định và công bằng của thị trường, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường

STT

Loại hình Nhà đầu tư

Số lượng HĐTL tối đa nắm giữ trên 1 tài khoản

1

Cá nhân

                     Dưới 5.000 Hợp đồng

2

Tổ chức

Dưới 10.000 Hợp đồng

3

NĐT CK chuyên nghiệp

Dưới 20.000 Hợp đồng

4. Các ngưỡng cảnh báo vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ theo VSD

STT

Nội dung thông số

Thông số quy định

1

Ngưỡng cảnh báo 1 (An toàn)

80%

2

Ngưỡng cảnh báo 2 (Bổ sung)

90%

3

Ngưỡng cảnh báo 3 (Xử lý)

100%

5. Chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng HĐTL trên thị trường CKPS

Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng từng lần * 0,1%, trong đó:

Giá chuyển nhượng từng lần = (Giá thanh toán HĐTL * Hệ số nhân HĐ * SL hợp đồng * tỷ lệ KQ ban đầu) /2

Ví dụ:

HĐTL chỉ số cổ phiếu VN30F2007 được xây dựng có hệ số nhân là 100.000 đồng.

Tỷ lệ ký quỹ ban đầu của HĐTL này do VSD công bố là 13%.

  • Lúc 9 giờ ngày 25/07/2020, nhà đầu tư A khớp lệnh mua 10 HĐTL VN30F2007 với giá là 850 điểm chỉ số. Nhà đầu tư cá nhân A phải nộp số thuế TNCN trong giao dịch mua là: 850*100.000*10*13%/2*0,1% = 55.250 VND.
  • Lúc 10 giờ ngày 25/07/2020, nhà đầu tư A khớp lệnh bán 10 HĐTL VN30F2007, giá khớp lệnh của HĐTL nói trên lúc này giảm xuống còn 840 điểm. Nhà đầu tư cá nhân A phải nộp thuế TNCN trong giao dịch bán này là: 840*100.000*10*13%/2*0,1% = 54.600 VND.

Ghi chú: Trên đây chỉ là trích dẫn một số nội dung chính về Quy định giao dịch hiện hành Quy chế niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai do Sở GDCK Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-HĐTV ngày 20/5/2022 mà không phải toàn văn Quy định giao dịch tại Sở GDCK Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm các quy định chi tiết khác. Trường hợp Sở GDCK Việt Nam có thông báo về việc sửa đổi/bổ sung Quy định giao dịch, PHS sẽ cố gắng cập nhật nhanh nhất, các nội dung sửa đổi; trường hợp PHS chưa kịp thời cập nhật, các nội dung sửa đổi/bổ sung sẽ có hiệu lực thi hành thay thế các nội dung hiện hành nêu tại đây.