I. Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ (HĐTL TPCP)
1. Khái niệm HĐTL TPCP
HĐTL TPCP hay một số nước gọi là sản phẩm HĐTL trên lãi suất là thỏa thuận mua hoặc bán tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ tại một mức giá xác định trước tại thời điểm cụ thể trong tương lai. Hai bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó tại thời điểm đáo hạn.
2. Mẫu HĐTL TPCP 5 năm
STT |
Điều khoản |
Mô Tả |
1 |
Tên hợp đồng |
HĐTL TPCP 5 năm |
2 |
Mã hợp đồng |
Theo quy ước xác định mã giao dịch của HNX |
3 |
Tài sản cơ sở |
Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm, trả lãi cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn |
4 |
Quy mô hợp đồng |
1 tỷ đồng |
5 |
Hệ số nhân hợp đồng |
10.000 |
6 |
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (IM) |
Theo chính sách của PHS và phù hợp với quy định VSD |
7 |
Ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng (DM) |
Theo chính sách của PHS và phù hợp với quy định VSD |
8 |
Giá tham chiếu |
Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên) |
9 |
Biên độ giao động giá |
+/- 3% so với giá tham chiếu |
10 |
Đơn vị giao dịch |
01 hợp đồng |
11 |
Bước giá /Đơn vị yết giá |
1 đồng |
12 |
Giới hạn lệnh |
Tối đa 500 hợp đồng/lệnh |
13 |
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngày 15 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước nếu ngày 15 là ngày nghỉ |
14 |
Ngày thanh toán cuối cùng |
Ngày giao dịch thứ 3 kể từ ngày giao dịch cuối cùng |
15 |
Giá thanh toán tại ngày giao dịch cuối cùng |
Giá thanh toán cuối ngày của hợp đồng được xác định tại ngày giao dịch cuối cùng |
16 |
Phương thức thanh toán |
Chuyển giao vật chất |
17 |
Tiêu chuẩn trái phiếu giao hàng |
TPCP do Kho bạc nhà nước phát hành, có kỳ hạn còn lại từ 3 năm đến 7 năm tính đến ngày thanh toán cuối cùng, có giá trị niêm yết tối thiểu 2.000 tỷ đồng. Hệ số chuyển đổi được tính theo lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm* *Kho bạc nhà nước |
18 |
Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày |
Theo quy định của VSD |
19 |
Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng |
Giá thanh toán cuối ngày tại ngày giao dịch cuối cùng |
20 |
Tháng đáo hạn |
03 tháng cuối của 3 Quý gần nhất. Ví dụ: tháng hiện tại là tháng 4. Các tháng đáo hạn là tháng 6, tháng 9, và tháng 12 |
3. Mẫu HĐTL TPCP 10 năm
STT |
Điều khoản |
Mô Tả |
1 |
Tên hợp đồng |
HĐTL TPCP 10 năm |
2 |
Mã hợp đồng |
Theo quy ước xác định mã giao dịch của HNX |
3 |
Tài sản cơ sở |
Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm, trả lãi cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn |
4 |
Quy mô hợp đồng |
1 tỷ đồng |
5 |
Hệ số nhân hợp đồng |
10.000 |
6 |
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (IM) |
Theo chính sách của PHS và phù hợp với quy định VSD |
7 |
Ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng (DM) |
Theo chính sách của PHS và phù hợp với quy định VSD |
8 |
Giá tham chiếu |
Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên) |
9 |
Biên độ giao động giá |
+/- 3% so với giá tham chiếu |
10 |
Đơn vị giao dịch |
01 hợp đồng |
11 |
Bước giá /Đơn vị yết giá |
1 đồng |
12 |
Giới hạn lệnh |
Tối đa 500 hợp đồng/lệnh |
13 |
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngày 25 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước nếu ngày 25 là ngày nghỉ |
14 |
Ngày thanh toán cuối cùng |
Ngày giao dịch thứ 3 kể từ ngày giao dịch cuối cùng |
15 |
Giá thanh toán tại ngày giao dịch cuối cùng |
Giá thanh toán cuối ngày của hợp đồng được xác định tại ngày giao dịch cuối cùng |
16 |
Phương thức thanh toán |
Chuyển giao vật chất |
17 |
Tiêu chuẩn trái phiếu giao hàng |
TPCP do Kho bạc nhà nước phát hành trả lãi cuối kỳ 12 tháng/lần, và có các kỳ trả lãi bằng nhau, trả gốc một lần khi đáo hạn, có kỳ hạn còn lại từ 8 năm đến 11 năm tính đến ngày thanh toán cuối cùng, có giá trị niêm yết tối thiểu 2.000 tỷ đồng. Hệ số chuyển đổi được tính theo lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm* *Kho bạc nhà nước |
18 |
Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày |
Theo quy định của VSD |
19 |
Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng |
Giá thanh toán cuối ngày tại ngày giao dịch cuối cùng |
20 |
Tháng đáo hạn |
03 tháng cuối của 3 Quý gần nhất. Ví dụ: tháng hiện tại là tháng 4. Các tháng đáo hạn là tháng 6, tháng 9, và tháng 12 |
4. Thời gian giao dịch
Thời gian |
Phiên giao dịch |
Loại lệnh |
8h45 – 9h00 |
Khớp lệnh định kỳ mở cửa |
ATO, LO Không được hủy lệnh |
9h00 – 11h30 |
Khớp lệnh liên tục phiên sáng |
LO, MOK, MAK, MTL Được hủy lệnh |
11h30 - 13h00 |
Nghỉ giữa phiên |
|
13h00 - 14h45 |
Khớp lệnh liên tục phiên chiều |
LO, MTL, MOK, MAK Được hủy lệnh |
8h45 - 11h30 & 13h00 - 14h45 |
Giao dịch thỏa thuận |
Lệnh thỏa thuận |
Chú ý: Không triển khai phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ ATC
5. Các loại lệnh
- Lệnh ATO: là lệnh đặt mua/bán chứng khoán phái sinh tại mức giá mở cửa. Lệnh không ghi giá cụ thể, ghi ATO. Lệnh được ưu tiên trước lệnh LO trong khi khớp lệnh và tự động hủy khi kết thúc phiên định kỳ.
- Lệnh LO (lệnh giới hạn): lệnh mua/bán chứng khoán phái sinh tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có ghi giá cụ thể và có hiệu lực đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc đến khi được hủy bỏ.
- Lệnh thị trường: lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh sử dụng trong các đợt giao dịch khớp lệnh liên tục và sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng.
- Lệnh thị trường – Giới hạn (MTL): Lệnh được nhập vào nếu không khớp hết sẽ chuyển phần còn lại thành lệnh giới hạn.
- Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK): lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập.
- Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK): lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần. Phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.
6. Phương thức giao dịch
- Giao dịch khớp lệnh:
- Phương thức khớp lệnh định kỳ: được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa trong phiên giao dịch bằng phương thức so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán phái sinh tại thời điểm kết thúc phiên mở cửa.
- Phương thức khớp lệnh liên tục: là Phương thức so khớp các lệnh mua và bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch trên nguyên tắc xác định giá thực hiện là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng nằm chờ trên sổ lệnh.
- Giao dịch thỏa thuận: là phương thức các bên mua bán thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch. Sau đó, giao dịch sẽ được công ty chứng khoán thành viên bên bán và mua nhập vào hệ thống giao dịch để ghi nhận kết quả.
7. Nguyên tắc khớp lệnh
- Ưu tiên về giá:
- Lệnh mua (Long) có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán (Short) với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.
- Nếu các lệnh đối ứng cùng thỏa mãn nhau về giá thì giá khớp sẽ là giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
8. Hủy/sửa lệnh giao dịch
- Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
- Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
- Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.
- Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
- Không được phép sửa, hủy lệnh trong toàn bộ phiên khớp lệnh định kỳ.
9. Thanh toán thực hiện hợp đồng
- Phương thức thực hiện thanh toán cho HĐTL TPCP 5 năm là chuyển giao vật chất (physical delivery) với ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc thứ ba (03) sau ngày giao dịch cuối cùng. Bên bán lựa chọn và quyết định chuyển giao trái phiếu trong rổ trái phiếu giao hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu cho bên mua. Đổi lại, bên mua thanh toán tiền khi nhận được trái phiếu tại ngày thanh toán cuối cùng.
- Sở GDCK Hà Nội thực hiện chốt danh sách trái phiếu đủ điều kiện chuyển giao đối với các mã hợp đồng có tháng đáo hạn gần nhất 30 ngày trước ngày giao dịch cuối cùng. Trường hợp ngày này rơi vào ngày nghỉ, ngày chốt danh sách sẽ là ngày giao dịch liền trước. Danh sách trái phiếu đủ điều kiện chuyển giao sẽ được cập nhật đến ngày chốt danh sách. Thời điểm công bố danh sách trái phiếu đủ điều kiện chuyển giao là 03 ngày giao dịch trước ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng.
- Xác định nghĩa vụ thanh toán tiền HĐTL TPCP của bên mua
Nghĩa vụ thanh toán tiền = FSP x CF x M + AI
Trong đó:
- M: Hệ số nhân hợp đồng
- FSP: Giá thanh toán cuối cùng
- AI: Là lãi trái phiếu được hưởng chưa được thanh toán tính từ kỳ trả lãi trước đến ngày thanh toán cuối cùng (do SGDCK cung cấp).
- CF: Hệ số chuyển đổi (do SGDCK cung cấp).
- Tại ngày giao dịch cuối cùng (E)
- Bên mua chứng minh khả năng thanh toán tiền (Bảo lãnh ngân hàng, xác nhận phong tỏa tài khoản của Ngân hàng)
- Bên bán chứng minh khả năng thanh toán TPCP
- Tại ngày E+2: Bên bán xác nhận số lượng và loại TPCP sẽ chuyển giao, VSD kiểm tra để thực hiện phân bổ và xác định nghĩa vụ thanh toán tiền của bên mua
- Tại ngày E+3:
- Bên bán chuyển số lượng TPCP phải giao cho VSD để VSD chuyển cho bên mua
- Bên mua chuyển tiền thanh toán cho VSD để VSD chuyển cho bên bán