Tin tức
Đâu là điểm nghẽn quan trọng nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt?

Đâu là điểm nghẽn quan trọng nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt?

12/06/2020

Banner PHS

Đâu là điểm nghẽn quan trọng nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt?

Tại Hội thảo “Xã hội không tiền mặt: Triển khai chính sách, hướng tới tương lai”, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng cơ sở dữ liệu tập trung là điểm nghẽn quan trọng nhất của thanh toán không dùng tiền mặt.

Ông Phạm Tiến Dũng cho rằng, thực tế thời gian qua, điểm nghẽn được nhận thấy là các bộ ngành chưa có cơ sở dữ liệu tập trung để ngân hàng có thể kết nối vào làm dịch vụ thanh toán vì nếu không có cơ sở dữ liệu tập trung thì không thể nói đến thanh toán không tiền mặt.

Điểm nghẽn thứ 2, theo ông Dũng, là đơn vị cung cấp dịch vụ chưa sẵn sàng. "Thực tế triển khai cho thấy 6 sở sử dụng 6 phần mềm khác nhau, không theo chuẩn chung nào nên rất mất công. Do vậy cần sự vào cuộc của các sở ban ngành".

Ông Phạm Tiến Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Bàn về các chủ thể trong mối quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt, ông Lê Thành Trung - Phó Tổng Giám đốc HDBank cho biết hiện nay có 3 vướng mắc. Thứ nhất là người tiêu dùng, và đây cũng là chủ thể quan trọng nhất. Thứ 2 là nhà cung ứng dịch vụ, thứ 3 là trung gian thanh toán (ngân hàng, nhà cung cấp ứng dụng thanh toán).

Chủ thể đầu tiên để thực hiện chuỗi này là người tiêu dùng, đâu đó họ còn e ngại, chưa thực hiện nhiều. “Vì vậy phải làm sao để người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện, có lợi, an toàn” ông Trung cho biết.

Hiện nay các định chế ngân hàng đều đưa ra các ứng dụng thanh toán thuận tiện nhưng khách hàng còn phải cảm thấy có lợi, nếu thanh toán online họ sẽ được lợi gì. Do đó, các chuyên gia thanh toán phải phối hợp, đưa ra các chương trình khuyến mãi để người dùng cảm thấy có lợi, an toàn và bảo mật.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là làm sao để khách hàng phải có lần đầu trải nghiệm dịch vụ, khi trải nghiệm rồi sẽ thấy hay và có lợi, không muốn quay lại dùng tiền mặt.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đăng Hùng - Phó Tổng Giám đốc CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết thời gian qua, Napas phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung ứng dịch vụ để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

"Các ứng dụng này rất dễ sử dụng như mua vé máy bay... Trong tương lai, thanh toán 1 chạm không giới hạn ở nộp lệ phí trước bạ ôtô, xe máy và một số lĩnh vực khác như nộp thuế cho thuê nhà, phí phạt vi phạm giao thông…", ông Hùng nói. Trong thời gian tới, Napas sẽ đưa vào vận hành hệ thống thanh toán và bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ - ACH để tiếp tục cung cấp nhiều hình thức thanh toán mới, hiện đại và tiện lợi hơn với mức chi phí thấp hơn. Hiện tại, hệ thống Napas xử lý trung bình 2.8 triệu giao dịch/ ngày với giá trị đạt 21,000 tỷ đồng.”

Ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ sở pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện. Đặc biệt, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Hầu hết các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã được ứng dụng trong lĩnh vực thanh toán, như: Phân tích hành vi khách hành trên Big data, xác thực sinh trắc học, ứng dụng QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán thẻ chip tiếp xúc và phi tiếp xúc (contact và contactless),… Nhờ đó, thanh toán thẻ tiếp tục phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 51.4% về số lượng và 33.8% về giá trị giao dịch trong giai đoạn 2016-2019; đặc biệt, thanh toán trên Mobile cũng có sự tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 85% về số lượng và 158.5% về giá trị giao dịch. 

Trong thời gian tới, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, NHNN sẽ trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành Thông tư hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán với định danh, xác thực khách hành bằng phương thức điện tử (eKYC),..

* Covid-19 thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân

* 99% doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử

Hàn Đông

FILI

Nguồn: Vietstock Finance

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng