Ma Chung Quyen

Học được cách đọc mã chứng quyền giúp nhà đầu tư xác định “danh tính” của chứng quyền và có thể theo dõi nhiều yếu tố khác có trong mã chứng quyền. Cùng PHS tìm hiểu về cách đọc mã chứng quyền cũng như những thông tin cơ bản của chứng quyền trong bài viết dưới đây.

MÃ CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ?

Mã chứng quyền là một mã có cấu trúc gồm 8 ký tự, xác định theo quy định mã niêm yết trên sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tên để gọi một loại chứng quyền nào đó đang có mặt trên thị trường. Giống như cổ phiếu công ty phát hành có mã gồm 3 ký tự cơ bản thì chứng quyền cũng được cấp một mã xác định như vậy.

Mã chứng quyền không phải được tạo ra do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các ký tự, mỗi thành phần trong mã đều mang ý nghĩa riêng thể hiện một phần đặc điểm của chứng quyền.

CÁCH ĐỌC MÃ CHỨNG QUYỀN

Một mã chứng quyền gồm có 8 ký tự theo cấu trúc CUUUYYRR, trong đó:

  • C là ký hiệu của lệnh Call/ Put trong giao dịch chứng khoán. Tại Việt Nam, hiện tại chỉ có chứng quyền mua với tài sản cơ sở là cổ phiếu.
  • UUU là từ viết tắt của Underlying: là mã chứng khoán cơ sở của tổ chức phát hành. 
  • YY là viết tắt của từ Year: là năm phát hành chứng quyền.
  • RR là viết tắt cho từ Roand: Đợt phát hành chứng quyền trên cùng một tài khoản cơ sở.

Ví dụ: Phân tích mã chứng quyền CHPG2201:

Chứng quyền mua cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) phát hành đợt 1 năm 2022.

Doc Ma Chung Quyen

LƯU Ý KHI TÌM HIỂU VỀ CHỨNG QUYỀN VÀ MÃ CHỨNG QUYỀN 

Mỗi chứng quyền sẽ có một mã khác nhau, không có sự trùng lặp trong thị trường nhằm mục đích tránh xảy ra nhầm lẫn “danh tính”. Sau đây là những lưu ý quan trọng nhà đầu tư nên nắm bắt khi tìm hiểu về chứng quyền và mã chứng quyền:

  • Chứng quyền có tính rủi ro đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính khiến cho mức sinh lời cho nhà đầu tư được gia tăng rất mạnh nếu thị trường diễn biến đúng như kỳ vọng của họ. Hệ số đòn bẩy cao của chứng quyền có nghĩa rằng người sở hữu sẽ có rủi ro đầu tư cao hơn so với đầu tư cùng giá trị vào tài sản cơ sở. Tuy nhiên, nếu thực tế thị trường không như dự đoán, NĐT có khả năng mất toàn bộ số vốn đầu tư (số tiền đã bỏ ra để mua CW)
  • Rủi ro chứng khoán cơ sở: Những biến động của chứng khoán cơ sở có thể tạo ra những tác động lớn đến giá của CW. Nếu chứng khoán cơ sở bị tạm dừng giao dịch hoặc hủy niêm yết thì dẫn đến CW cũng bị tạm dừng giao dịch hoặc hủy niêm yết.
  • Thời gian: Do CW có thời gian đáo hạn nên giá của CW có thể bị giảm khi đến gần ngày đáo hạn, và mức giảm giá này có thể sẽ khá lớn. Vì vậy, trước khi quyết định đầu tư vào chứng quyền, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ xu thế biến động giá của chứng khoán cơ sở trong khoảng thời gian còn hiệu lực của CW.
  • Vòng đời giới hạn: Chứng quyền luôn có vòng đời hữu hạn. Do đó vào thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư sẽ không được tiếp tục nắm giữ CW như đầu tư cổ phiếu mà sẽ được thanh toán tiền hoặc mất khoản phí mua chứng quyền ban đầu. Do đó, nhà đầu tư không nên xem CW là sản phẩm có thể mua và nắm giữ dài hạn.
  • Biến động giá: Giá CW thường xuyên thay đổi và sự thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá chứng khoán cơ sở, mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở, thời gian còn hiệu lực của CW, lãi suất, cổ tức của chứng khoán cơ sở, cung cầu thị trường…

Đọc và hiểu thông tin mã chứng quyền bạn dễ dàng có thể học được. Hãy theo dõi và cùng PHS lên danh sách mã chứng quyền của riêng mình, tham gia đầu tư khi cảm thấy thời cơ tốt là cách làm thông minh mà nhà đầu tư không nên bỏ qua. 

Rui Ro Chung Quyen