Trước khi bắt đầu đầu tư chứng khoán cũng như lựa chọn loại cổ phiếu phù hợp, thì việc tìm hiểu kỹ về các chỉ số chứng khoán là điều hết sức quan trọng. Bạn sẽ thường gặp các chỉ số khi giao dịch như: EPS, ROE & ROA, P/B hoặc Beta,… Và hầu hết nhà đầu tư cũng đã nghe qua khái niệm chỉ số PE. Vậy thực chất, chỉ số PE là gì ? Ý nghĩa của chỉ số này như thế nào ? Hãy cùng PHS tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây nhé. 

Thumbnail   Article Kien Thuc Chung 03

Chỉ số PE là gì ?

Chỉ số PE ( Price to Earning ratio) chính là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Theo nhận định của “Cha đẻ của quan điểm đầu tư giá trị Benjamin Graham” thì chỉ số tài chính này là một trong những cách nhanh chóng và dễ dàng nhất giúp xác định xem cổ phiếu đang được định giá cao hay thấp. Ngoài ra chỉ số PE còn cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một đồng cổ tức của chứng khoán hoặc lợi nhuận của công ty đang được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Hiện nay, công thức tính chỉ số P/E được thống nhất là:

Chỉ số P/E = Giá thị trường một cổ phiếu (Price)/Thu nhập bình quân trên một cổ phần (EPS)

Trong đó EPS được biết là mức lợi nhuận trên mỗi cổ phần đang lưu hành tại thị trường chứng khoán và được các doanh nghiệp phân bổ. Chỉ số này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của cổ phần hay chính doanh nghiệp.

EPS = (Lợi nhuận ѕau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Ví dụ: Tại thời điểm 07/2021, mỗi cổ phiếu X được giao dịch với mức giá 20 USD. Lãi được tạo ra hay thu nhập trên mỗi cổ phiếu X trong cùng thời điểm là 2 USD. Khi đó, cổ phiếu X có chỉ số P/E là 20/2 = 10. Nghĩa là, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 10 USD để đổi lấy 1 USD tiền lãi của mỗi cổ phiếu X.

Ý nghĩa của chỉ số PE

Chỉ ѕố P/E có ý nghĩa rất quan trọng cho doanh nghiệp cũng như quуết định đầu tư của nhà đầu tư. Từ công thức trên, ta có thể hiểu chỉ ѕố P/E thể hiện ѕố tiền mà bạn ѕẵn ѕàng bỏ ra để đổi lấу một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Chỉ ѕố P/E còn được coi như một thước đo để giúp các nhà đầu tư có thể phán đoán ᴠà đầu tư cổ phiếu của một doanh nghiệp.

Thumbnail   Article Kien Thuc Chung 04

1. Đối với thị trường chứng khoán nói chung

Trong chứng khoán, chỉ số PE được coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong đầu tư. Cùng với chỉ số P/B, nó tạo nên một bức tranh toàn cảnh về biểu đồ chứng khoán của doanh nghiệp cũng như thị trường đầu tư nói chung.

2. Đối với doanh nghiệp

Có thể nói rằng PE góp phần giúp các doanh nghiệp nắm bắt được tình trạng kinh doanh của mình. Chỉ số PE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Và ngược lại, PE càng thấp hoặc âm thì doanh nghiệp cần phải xem xét và điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp với tình trạng chung của doanh nghiệp.

3. Đối với các nhà đầu tư

Như PHS đã chia sẻ thì PE là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với mỗi nhà đầu tư. Đây là một bức tranh tương đối chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nhà đầu tư vừa biết số tiền mình "rót vào" đang được sử dụng tốt hay không, có tạo ra được nhiều lợi nhuận hay không, vừa có thể so sánh, đối chiếu tiềm năng của các doanh nghiệp để lựa chọn những khả năng đầu tư có lợi nhất.

Vậy chỉ số PE bao nhiêu là tốt nhất?

Ngoài việc nắm được những thông tin cần thiết về khái niệm chỉ số PE là gì cũng như ý nghĩa của nó thì một câu hỏi mà được nhiều nhà đầu tư rất quan tâm đó là “Chỉ số PE thế nào là tốt nhất ?” 

Nhìn chung, chỉ số PE trong chứng khoán càng cao càng thể hiện hoạt động của doanh nghiệp đang hiệu quả. Ngoài ra các kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, chính xác hơn là tiềm năng sinh lời của cổ phiếu đang là rất lớn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng luôn luôn chính xác. Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp thua lỗ hoặc lợi nhuận trên đà xuống dốc khiến cho EPS giảm. Từ đó mà tỷ lệ PE cũng tăng cao.  

Như vậy để xác định chỉ số PE như thế nào là tốt, nhà đầu tư không nên chỉ nhìn vào số liệu có sẵn mà cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các biến số liên quan, từ đó mới có thể nắm rõ nguyên nhân khiến cho tỷ lệ PE của doanh nghiệp thay đổi.

Tổng kết

Qua bài viết trên, PHS hy vọng sẽ góp phần giúp cho các nhà đầu tư nắm bắt thông tin tốt hơn trong việc xác định giá và lợi nhuận đầu tư của mình thông qua chỉ số PE. Hãy theo dõi PHS để cập nhật những kiến thức khác về đầu tư tài chính - chứng khoán nhé.