Khi đầu tư chứng khoán chúng ta thường nghe nhắc tới hai khái niệm “Thị trường Bò” và “Thị trường Gấu” trong các bài phân tích kỹ thuật. Vậy khái niệm của “Thị trường Bò” và “Thị trường Gấu” cũng như nguyên nhân xảy ra thị trường hai thị trường này là gì ? Trong bài viết này, PHS sẽ đưa ra một số phân tích để các bạn hiểu được rõ hơn nhé.

Thumbnail   Article Kien Thuc Chung 05

Thị trường Bò là gì ?

Đặc trưng tấn công của một con bò tót là giương sừng lên cao, hướng thẳng về phía trước. Giống như xu hướng đi lên của đồ thị thị trường. Do vậy, giai đoạn thị trường tăng giá được gọi là “Thị trường Bò” (Bull Market).

Thị trường Bò (thị trường tăng giá) là giai đoạn mà phần lớn các nhà đầu tư đang mua vào thay vì bán ra. Cầu lớn hơn cung. Niềm tin thị trường ở mức cao và giá tài sản trưởng mạnh. Sắc xanh lạc quan bao phủ thị trường, tin tức tốt lan truyền khắp nơi.

Khi niềm tin của nhà đầu tư càng tăng lên, họ càng mua nhiều hơn khiến giá càng tăng. Điều này thu hút những nhà đầu tư khác cũng đầu tư thêm nữa, khiến giá tiếp tục tăng và thị trường lại tiếp tục thu hút nhà đầu tư mới.

Nguyên nhân xảy ra thị trường bò

Giá cổ phiếu là phản ánh kỳ vọng tương lai của dòng tiền là lợi nhuận của các công ty liên quan. Khi triển vọng tăng trưởng lạc quan, kỳ vọng tương lai về doanh nghiệp hoặc nền kinh tế sẽ phát triển, giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Trong quá trình đó, hành vi mua vào để nắm giữ các cổ phiếu tốt nhằm gia tăng lợi nhuận cho khoản đầu tư sẽ giúp thị trường đi lên.

Nguyên nhân dẫn đến thị trường bò thường khác nhau. Nhìn chung, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định hoặc triển vọng hấp dẫn, khoa học công nghệ đi lên, hòa bình, ổn định chính trị đều có thể là các nguyên nhân dẫn tới thị trường bò.

Thumbnail   Article Kien Thuc Chung 07

Các giai đoạn của thị trường Bò

  • Giai đoạn đầu tiên được đặc trưng bởi giá thấp và tâm lý thị trường đang tích cực. Vào cuối giai đoạn này, nhiều nhà giao dịch mới sẽ bắt đầu gia nhập thị trường.
  • Giai đoạn thứ hai sẽ chứng kiến giá bắt đầu tăng mạnh. Đồng thời, các giao dịch và lợi nhuận của công ty hoặc trao đổi cũng tăng.
  • Giai đoạn thứ ba là khi các nhà đầu cơ bắt đầu rút ra khỏi thị trường. Điều này dẫn đến sự giảm nhẹ về giá và khối lượng giao dịch.
  • Trong giai đoạn cuối cùng, giá sẽ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ sẽ chậm lại. Tin xấu bắt đầu thu hút các nhà giao dịch rút khỏi thị trường, Thị trường Bò dần biến thành Bear Market (Thị trường giảm giá)

Nhà đầu tư nên làm gì trong Thị trường Bò?

  • Thấu hiểu thị trường

Giá của một loại tiền điện tử nhất định bị ảnh hưởng đáng kể bởi niềm tin và tâm lý của công chúng vào tài sản đó. Nắm bắt được sự xuất hiện của thị trường Bò giúp nhà đầu tư xác định được mức độ lạc quan của thị trường (xác định tâm lý thị trường). Thay vì hòa mình vào tâm lý chung của thị trường, nhà đầu tư nên luyện tập nhận biết các dạng tâm lý có thể xảy ra, từ đó giúp ra quyết định khách quan và tỉnh táo hơn số đông.

  • Tránh tâm lý FOMO

Tại thị trường Bò, nhà đầu tư thường rất lạc quan về việc giá sẽ tăng hơn nữa. Điều này dẫn đến tâm lý FOMO khiến nhà đầu tư dễ mua vào liên tục và lơ là trong việc kiểm soát rủi ro, kiểm soát vốn.

Nên nhớ rằng tuy thị trường đang tăng nhưng sẽ không bao giờ tăng mãi, bởi nguồn thanh khoản luôn luân chuyển theo chu kỳ và thị trường có thể giảm mạnh bất cứ lúc nào. Do vậy, nhà đầu tư nên xác định rõ mục tiêu đầu tư, kiểm soát lòng tham và nỗi sợ để tránh “đủ đỉnh”.

Thị trường Gấu là gì ?

Đặc trưng tấn công của loài gấu là đánh mạnh bộ vuốt xuống kẻ thù của nó. Giống như xu hướng đi xuống của đồ thị thị trường. Do vậy, giai đoạn thị trường giảm được gọi là “Thị trường Gấu” (Bear Market).

Thị trường Gấu (thị trường giảm giá) là giai đoạn mà phần lớn các nhà đầu tư đang bán ra. Cung lớn hơn cầu, lực bán áp đảo lực mua khiến sắc đỏ bao trùm thị trường. Số đông nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Thị trường Gấu khá khó giao dịch so với thị trường Bò, đặc biệt là đối với các nhà giao dịch ít kinh nghiệm. 

Nguyên nhân xảy ra thị trường Gấu

Giá cổ phiếu là phản ánh kỳ vọng tương lai của dòng tiền và lợi nhuận của các công ty liên quan. Khi triển vọng tăng trưởng suy yếu, kỳ vọng tương lai về doanh nghiệp hoặc nền kinh tế sẽ sụp đổ, giá cổ phiếu sẽ giảm đi. Trong quá trình đó, hành vi bầy đàn FOMO (Hiệu ứng sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài số đông) sẽ bảo vệ các khoản đầu tư trong sự sợ hãi lan rộng, dẫn tới hiện tượng bán tháo hàng loạt.

Nguyên nhân dẫn đến thị trường Gấu thường khác nhau. Nhìn chung, khi nền kinh tế suy thoái hoặc triển vọng tăng trưởng kém, khủng hoảng chính trị, đại dịch, chiến tranh,… đều có thể là các nguyên nhân dẫn tới thị trường Gấu.

Thumbnail   Article Kien Thuc Chung 08 (1)

Các giai đoạn của thị trường Gấu

  • Giai đoạn 1: Đây là thời điểm giá cổ phiếu vẫn đang cao, tâm lý chung của các nhà đầu tư vấn ổn định. Tuy nhiên cuối giai đoạn này, dần xuất hiện hoạt động rời khỏi thị trường và chốt lãi của các nhà đầu tư.
  • Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu giảm. Giá cổ phiếu lao dốc mạnh khiến các nhà đầu tư hoang mang, hoảng sợ.
  • Giai đoạn 3: Trong thời điểm này sẽ xuất hiện một số nhà đầu cơ tham gia vào thị trường chứng khoán. Do vậy, giá của một số cổ phiếu và khối lượng giao dịch có dấu hiệu tăng nhẹ.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng của thị trường con gấu, xu hướng giá cổ phiếu vẫn giảm nhẹ. Tuy nhiên, khi giá cổ phiếu thấp cùng với sự xuất hiện của những tin tức tốt sẽ bắt đầu thu hút được sự trở lại của các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường Gấu

  • Đánh giá lại rủi ro

Cảm giác bất an cũng có thể hữu ích nếu nó đem lại động lực để bạn xem xét kỹ các khoản đầu tư trong danh mục và mức độ rủi ro của chúng. Giờ là thời điểm tốt để tự hỏi rằng liệu bạn có hài lòng với mức độ rủi ro của danh mục hay không. Câu trả lời sẽ có ích với bạn trong nhiều chu kỳ thị trường, không chỉ trong thời thị trường giá lên.

  • Bổ sung các loại tài sản khác

Tiếp theo, trong thị trường Gấu, việc đảm bảo danh mục được đa dạng hóa lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Thị trường gấu có thể là cơ hội để mua thêm cổ phiếu với giá rẻ. Cách tốt nhất để đầu tư có thể là chiến lược bình quân giá liên tục. Theo đó, bạn đầu tư một số tiền nhỏ, cố định vào thị trường chứng khoán mỗi tháng bất chấp tin tức truyền thông thảm khốc đến đâu. Hãy đầu tư vào các cổ phiếu có giá trị và trả cổ tức. Do cổ tức đóng phần lớn trong lợi nhuận từ cổ phiếu nên sở hữu chúng khiến thị trường gấu trở nên ngắn hơn và ít đau đớn hơn.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của PHS về khái niệm tổng quát và những yếu tố xoay quanh thị trường Bò và Gấu. Đây là hai giai đoạn tất yếu của thị trường: Nếu không có Bò thì cũng sẽ không có Gấu và ngược lại. PHS hy vọng qua bài viết trên, nhà đầu tư có thể nắm bắt được thị trường Bò và Gấu, hiểu được quy luật thị trường hơn, từ đó có những quyết định đầu tư tốt hơn. Hãy theo dõi PHS để cập nhật những kiến thức hữu ích khác về đầu tư tài chính - chứng khoán nhé.