USD giảm giá mạnh: Kinh tế nhiều nước lợi ít, thiệt nhiều
Theo số liệu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đồng USD đã mất giá 8,5% trong vòng 6 tháng qua so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới. Riêng so với đồng Euro cách đây 4 năm, USD đã giảm giá 36%. Đã xuất hiện những lo ngại rằng sự mất giá của USD có thể gây tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu...
Theo số liệu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đồng USD đã mất giá 8,5% trong vòng 6 tháng qua so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới. Riêng so với đồng Euro cách đây 4 năm, USD đã giảm giá 36%. Đã xuất hiện những lo ngại rằng sự mất giá của USD có thể gây tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu.
Đôla Mỹ xuống giá vì chính nền kinh tế Mỹ
Với nhiều nhà phân tích Mỹ, đồng USD yếu có thể làm cho hàng hoá của Mỹ rẻ, có lợi cho xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Ngành du lịch Mỹ cũng là một trong những ngành được lợi từ đồng USD yếu. Khách nước ngoài đi du lịch tại Mỹ đông hơn, họ được tiêu xài phóng tay hơn, vì giá cả rẻ so với ở châu Âu, hay Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp Mỹ, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và du lịch đã vận động chính quyền Mỹ tiếp tục chính sách đồng USD yếu.
Nhưng nền kinh tế Mỹ nói chung chưa chắc đã được lợi khi đồng USD yếu. Cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên quyết liệt, sản xuất của Mỹ ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu với giá cao hơn, phải chi phí nhiều hơn cho giá thành sản phẩm.
Hiện Trung Quốc giữ giá đồng NDT được coi dưới mức giá thực 40%, đồng USD có giảm giá đi nữa, các công ty sản xuất và xuất khẩu của Mỹ vẫn không được lợi, vì hàng hoá của họ vào thị trường hơn 1,3 tỷ người tiêu thụ khó cạnh tranh.
Giới phân tích cho rằng nguyên nhân chủ yếu làm cho đồng USD suy yếu là do tăng trưởng kinh tế Mỹ không như người ta mong đợi, lãi suất của Mỹ không tăng như lộ trình. Theo chuyên gia đầu tư John Taylor của FX Concepts, với mức lãi suất thấp và sau một đợt cắt giảm thuế, đáng lẽ kinh tế Mỹ sẽ phát triển mạnh, nhưng điều này đã không xảy ra.
Nhận thức được nguyên nhân do lãi suất thấp, FED ngày 10/11 đã quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 1,75% lên 2%, lần tăng lãi suất thứ 4 trong năm nay. Có thể FED sẽ tăng lãi suất lần nữa trong cuộc họp ngày 14/12 tới để duy trì đà phục hồi kinh tế Mỹ.
Đồng USD giảm giá còn do nguyên nhân giá dầu tăng cao, những chi phí lớn trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ ngày 2/11. Cuộc điều tra của Chưởng lý New York Eliot Spitez về hoạt động của hãng môi giới bảo hiểm khổng lồ March & McLennam Cos nói riêng và ngành bảo hiểm Mỹ nói chung có dấu hiệu mờ ám cũng tác động tới đồng USD.
Robert Sinche, nhà chiến lược tiền tệ của Bank of America nói đồng USD mất giá trong những tháng qua khi các nhà bảo vệ luật pháp điều tra các quỹ tương hỗ và những bê bối trong ngành bảo hiểm Mỹ.
Tác động xấu đến kinh tế các nước khác
Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã tỏ ra lo ngại về đồng USD mất giá so với đồng Euro, có thể gây tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu. Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh báo việc đồng USD mất giá có tác động xấu tới tốc độ tăng trưởng kinh tế EU.
Bộ trưởng Tài chính Anh Gordon Brown nói những biến động về tỷ giá đồng USD thấp gây ra một thách thức mới đối với kinh tế thế giới, trong khi đang phải đương đầu với tình trạng giá dầu tăng cao, sự mất cân đối trong cán cân thương mại và những bất ổn tại Trung Đông.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng sự yếu kém của đồng USD là do tình trạng thâm thủng ngân sách lớn của Mỹ. Theo ông, Mỹ chứ không phải châu Âu, cần phải hành động làm cho đồng USD mạnh lên.
Bộ trưởng Tài chính Đức Hans Eichel cho biết nhóm G-7 sẽ tổ chức hội nghị Bộ trưởng tài chính họp tại Brussels (Bỉ) từ ngày 15-16/11 thảo luận về tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng Euro, nếu đồng tiền chung tiếp tục cao giá như hiện nay. Bộ trưởng Kinh tế Đức Wolfgang Clement cũng thông báo ECB sẽ theo dõi sát những biến động về tỷ giá giữa đồng USD và Euro, và sẽ can thiệp khi cần thiết.
Không chỉ châu Âu, một số nền kinh tế châu Á cũng đang bị ảnh hưởng khi đồng USD yếu đi. Kinh tế Nhật Bản phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu, đồng USD giảm giá mạnh so với đồng Yên đã làm cho giá cả hàng hoá Nhật Bản cao hơn ở thị trường nước ngoài. Nhật Bản phải nhập khẩu hầu như toàn bộ nhu cầu dầu mỏ, giá dầu tăng tới 55 USD/thùng, yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cao sẽ đẩy giá thành sản phẩm của Nhật Bản lên.
Nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á, đặc biệt là ngân hàng các nước Trung Quốc, Nhật Bản đã tích trữ lượng ngoại tệ lớn, chủ yếu là đồng USD, khi đồng USD giảm giá, lượng ngoại tệ dự trữ của các ngân hàng châu Á sẽ giảm giá trị lớn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Nhật Bản đã chủ động đề phòng những biến động khi đồng USD giảm giá so với đồng Yên, có nhiều biện pháp ổn định thị trường tiền tệ. Jesper Koll, nhà kinh tế của Merrill Lynch ở
Nhiều ôtô Nhật Bản bán tại thị trường Mỹ đã được sản xuất tại chỗ, hạn chế ảnh hưởng của đồng USD yếu. Các hãng chế tạo đồ điện tử Nhật Bản thường mở chi nhánh lắp ráp sản phẩm xuất khẩu tại những nước có chi phí thấp như
Trung Quốc, nước nhập khẩu và tiêu thụ khối lượng lớn dầu mỏ và nguyên liệu thô, đồng USD yếu làm cho giá nhiên liệu và nguyên liệu tăng cao đang gây sức ép tới lạm phát tại nước này và làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong năm tới. Thâm hụt ngân sách năm 2004 khoảng 319,8 tỷ NDT (38,7 tỷ USD). Theo Tổng cục trưởng Thống kê Trung Quốc, Li Deshui, trong tháng 9/2004 giá nguyên liệu thô, nhiên liệu và điện tại Trung Quốc đã tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 12,9% so với tháng trước đó.
TBKTVN