Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trong 8 năm qua
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005 Việt Nam đã thu hút 5,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua...
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005 Việt Nam đã thu hút 5,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua.
Trong số vốn trên, gần 4 tỷ USD là vốn của 771 dự án đầu tư mới, số vốn còn lại là từ các dự án đang hoạt động xin bổ sung thêm vốn.
Cùng đà tăng của vốn đầu tư, lượng vốn thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ năm ngoái, doanh thu đạt trên 20 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 1,3 tỷ USD, cũng là mức tăng cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực năm 1997.
Đánh giá về chuyển biến tích cực trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài năm qua, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu lên 5 nguyên nhân chính, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là việc thực hiện nhất quán đường lối đổi mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, việc hoàn chỉnh hệ thống luật pháp chính sách trong nước, việc thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế cũng đã góp phần gia tăng và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư.
Việc ổn định chính trị-xã hội, cùng với sự đảm bảo về an ninh làm cho Việt
Công tác xúc tiến đầu tư đã được triển khai bài bản hơn, tích cực hơn từ cấp bộ đến cấp địa phương cùng với việc cải thiện hệ thống pháp lụât, chính sách đầu tư nước ngoài rõ ràng và thông thoáng hơn đã tạo sự chú ý của nhiều nhà đầu nước ngoài đối với Việt
Ông Tuấn cho rằng, năm 2006 sẽ là năm có sự thay đổi lớn trong hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, sẽ có hiệu lực từ
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, cũng còn một số vấn đề đặt ra cần phải thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài với qui mô lớn. Đó là việc đảm bảo cung cấp về kết cấu hạ tầng đặc biệt là hệ thống điện, nước, dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải và bảo vệ môi trường; tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao một cách bền vững cũng như tăng cường xúc tiến đầu tư.
Trên cơ sở đánh giá những thành công, những tồn tại cùng xu hướng đầu tư nước ngoài quốc tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới như khẩn trương hoàn thiện môi trường pháp lý bằng việc sớm soạn thảo những văn bản hướng dẫn Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp để các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý sớm nghiên cứu và áp dụng. Tập trung hoàn thiện hơn nữa cơ chế cấp phép “một cửa”, tăng cường phân cấp mạnh hơn, quản lý đầu tư đi đôi với tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, hải quan; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư.
Ngoài ra, cần phải tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, có chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, điện, nước, kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là phải đẩy nhanh việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, bảo đảm tốt hơn việc cung cấp nguyên-phụ liệu, linh kiện, trong đó chú trọng sự liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Vấn đề cuối cùng là tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động sáng kiến chung Việt
TTXVN