Thời khắc khó khăn cho các ngân hàng trung ương
Bất chấp việc bão Katrina giáng đòn mạnh vào thị trường dầu của Mỹ, Quỹ Dự trữ Liên bang (FED) một lần nữa tăng mức lãi suất thêm 0,25%. Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng đe doạ gây ra lạm phát lẫn suy thoái, công việc của người đứng đầu FED Alan Greenspan khó khăn hơn trước rất nhiều.
Bất chấp việc bão Katrina giáng đòn mạnh vào thị trường dầu của Mỹ, Quỹ Dự trữ Liên bang (FED) một lần nữa tăng mức lãi suất thêm 0,25%. Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng đe doạ gây ra lạm phát lẫn suy thoái, công việc của người đứng đầu FED Alan Greenspan khó khăn hơn trước rất nhiều.
William McChesney Martin, cựu giám đốc FED, từng nhận xét rằng công việc của ông giống như “lấy đi cái bát pha rượu khi bữa tiệc mới bắt đầu”. Dĩ nhiên, điều này khiến cho những người đi dự tiệc khác bất bình, vì họ đang muốn hưởng mức lãi suất thấp.
Vì thế, trong quá khứ, nhiều người đứng đầu ngân hàng trung ương trên thế giới từng nhượng bộ, hậu quả là đẩy mức lạm phát lên hai chữ số. Dĩ nhiên, một khi người ăn tiệc quá chén, ngôi nhà sẽ bị tàn phá, và đến lúc này vị giám đốc ngân hàng trung ương lại hứng chịu những lời chỉ trích từ ngay cả những người từng hưởng sự nhân từ của ông.
Sau sự quá đà thập kỷ 1970 và đầu thập kỷ 1980, dường như các quan chức quản lý tiền tệ đã có được bài học của mình. Hai mươi năm sau, các nước phát triển nhất trên thế giới đã tạo được danh tiếng tốt trong việc quản lý lạm phát, đến cả Italy lỏng lẻo cũng bị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chấn chỉnh. Còn những nước đang phát triển đã thực sự quan tâm đến việc kiểm soát lạm phát.
Nhưng đây là thời khắc đáng lo đối với các giám đốc ngân hàng trung ương. Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế mạnh và tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, những sự bất cân bằng tiềm ẩn đang ngay càng lớn đe doạ nền kinh tế thế giới. Và chống lạm phát chỉ là một phần trong cuộc chiến quy mô rộng lớn hơn nhiều.
Alan Greenspan từng nổi tiếng không thua kém các ngôi sao nhạc rock những năm 1990. Khi đó, ông được coi là có công làm cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh. Còn giờ đây, ông phải đối phó với những hoàn cảnh đổi thay khó lường. Vừa giảm lãi suất ngắn hạn xuống còn có 1% để giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái năm 2001, ông lại phải nâng nó lên một cách chừng mực, để ngăn nền kinh tế phát triển quá nóng. Nhờ uy tín của FED, cùng với hàng hoá rẻ từ Trung Quốc và các nước có mức công thấp khác, lạm phát giá hàng tiêu dùng hiện không đáng ngại, cho dù chính sách tiền tệ lỏng lẻo.
Nhưng lạm phát bất động sản thì khác. Mặc dù thị trường chứng khoán Mỹ tĩnh lặng so với thời kỳ những năm 1990, thị trường bất động sản đang sủi bọt. Người tiêu dùng đổ xô vào thị trường nhà ở và gần như rút hết tiền tiết kiệm của họ, thậm chí đi vay ngân hàng. Hậu quả là họ dễ dàng bị tổn hại trước bất kỳ sự thay đổi nào trong lãi suất. Một sự chấn chỉnh quyết đoán đối với thị trường nhà cửa có thể gây nên những chấn động trong nền kinh tế.
FED đang phải đứng trước những lựa chọn khó khăn. Bão Katrina đánh thẳng vào thị trường dầu mỏ, làm tổn hại đến khả năng khai thác và lọc dầu của Mỹ. Bão Rita đe doạ sẽ còn tàn phá hơn nữa. Với giá dầu ở mức 3 USD/gallon trong khi nhiều người tiêu dùng Mỹ thì đã "bóc ngắn cắn dài", suy thoái không phải là điều không thể xảy ra. Tuy nhiên, FED vẫn quyết định nâng lãi suất lên thành 3,75% hôm thứ ba. Họ kết luận rằng tác động lạm phát của Katrina đáng lo hơn là ảnh hưởng trực tiếp của nó lên mức tăng trưởng GDP.
Trên thực tế, cả hai tác động đều đáng lo ngại. Điều này đã dẫn tới những bàn tán mới về nguy cơ lạm phát đình đốn, cơn ác mộng khủng khiếp nhất của ngân hàng trung ương. Là sự cộng hưởng của tốc độ tăng trưởng chậm và lạm phát tăng nhanh, lạm phát đình đốn khiến các quan chức tiền tệ đứng trước tình huống tiến thoái lưỡng nan: hạ lãi suất và lạm phát tăng nhanh, hay tăng lãi suất rồi đẩy thêm nhiều người thất nghiệp. Cho đến nay chưa xuất hiện dấu hiệu của hiện tượng này. Nhưng giá năng lượng tăng cao nói chung thường kéo theo lạm phát và giảm cầu, vì vậy không có gì là quá đáng khi lo lắng về tương lai.
Ấy vậy nhưng hoàn cảnh của ông Greenspan hãy còn dễ dàng so với Jean-Claude Trichet, đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu, quản lý khu vực đồng euro. Ông Trichet phụ trách một khu vực tiền tệ đa dạng hơn Mỹ và phải tiến hành những biện pháp ổn định tài khoá giúp xoa dịu những khác biệt giữa các nước. Năm 2004, nền kinh tế Bồ Đào Nha tăng trưởng 1%,
Hơn nữa, toàn khu vực euro đều phát triển chậm lại: chỉ tăng trưởng có 2% trong năm 2004 so với 3,1% ở Anh và 4,2% ở Mỹ. Vì điều này, Ngân hàng Trung ương gánh chịu rất nhiều lời phê phán. Những người chỉ trích tuyên bố rằng việc ECB để mức lãi suất không đổi ở 2% trong hơn 2 năm là thiếu tầm nhìn xa.
Thực tiễn phức tạp hơn nhiều. Những khó khăn ở khu vực euro liên quan nhiều hơn đến cơ cấu cứng nhắc trong thị trường, nhất là lĩnh vực lao động, hơn là các nút thắt trong việc cung ứng tiền. Thị trường châu Âu ít cơ động hơn Mỹ, vì vậy những thay đổi lãi suất gây ít tác dụng hơn đối với nhu cầu tiêu dùng. Và ECB, cũng như Mỹ, đang phải đương đầu với việc giá dầu tăng.
Tại châu Á, các ngân hàng trung ương cũng phải đối phó với hậu quả của giá dầu tăng. Ở
Ngân hàng trung ương Trung Quốc lại phải đối mặt với những khó khăn kiểu khác. Để duy trì mức giá thấp của đồng nhân dân tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu, nước này phải mua hàng tỷ đôla và chuyển chúng thành tín phiếu Mỹ. Việc này càng kéo dài, thì ngân hàng sẽ càng dễ bị tổn hại, một khi đồng đôla giảm giá, kéo theo sự tụt giảm giá trị tín phiếu mà họ nắm trong tay. Hơn nữa, các hoạt động tiền tệ lớn gây ra áp lực lạm phát trong nước. Tóm lại, ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, làm người điều hành ngân hàng trung ương không phải là một công việc dễ chịu.
VnE, Economist