Tin tức
Sản xuất châu Á lung lay trước thềm Trump 2.0

Sản xuất châu Á lung lay trước thềm Trump 2.0

02/01/2025

Banner PHS

Sản xuất châu Á lung lay trước thềm Trump 2.0

Hoạt động sản xuất châu Á tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong tháng cuối năm 2024, chủ yếu nhờ vào sự cải thiện của đơn hàng nội địa và sản lượng. Tuy nhiên, niềm tin kinh doanh giảm sút cùng với sự suy yếu kéo dài của đơn hàng xuất khẩu đang đặt ra những thách thức đáng kể cho năm 2025.

Theo số liệu mới công bố từ S&P Global, chỉ số PMI Đông Nam Á trong tháng 12/2024 ghi nhận mức giảm nhẹ từ 50.8 xuống 50.7 điểm, kéo tăng trưởng cả năm 2024 về mức 51 điểm. Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) nổi lên như điểm sáng khi chỉ số PMI đạt mức cao nhất kể từ tháng 7, vượt xa ngưỡng 50 điểm - ranh giới giữa mở rộng và thu hẹp.

Tại thị trường Trung Quốc, số liệu từ Caixin cho thấy tốc độ mở rộng sản xuất chậm lại trong tháng 12 khi các nhà máy đang chờ đợi hiệu quả từ các gói kích thích gần đây. Đáng chú ý, các cường quốc xuất khẩu như Hàn Quốc và Việt Nam đã rơi vào vùng thu hẹp, trong đó PMI sản xuất Việt Nam giảm từ 50.8 xuống 49.8 điểm - lần đầu tiên dưới ngưỡng 50 điểm trong 3 tháng qua.

"Mặc dù triển vọng sản xuất năm 2025 vẫn tích cực, nhưng đã bớt tích cực hơn", Maryam Baluch, Chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nói. "Tăng trưởng đơn hàng mới vẫn ở mức thấp và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nội địa, trong khi nhu cầu quốc tế yếu tiếp tục cản trở đà phát triển".

Số liệu khu vực cũng cho thấy xu hướng phục hồi không đồng đều. Trong khi PMI của Đài Loan tăng lên 52.7 điểm, thì Ấn Độ lại ghi nhận mức thấp nhất trong một năm ở 56.4 điểm. Singapore có mức tăng trưởng sản xuất 4.2% so với cùng kỳ, phản ánh khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế.

Điều đáng lo ngại là đơn hàng xuất khẩu đã suy giảm hơn hai năm, phản ánh sự yếu kém kéo dài của nhu cầu quốc tế. Niềm tin kinh doanh cũng xuống mức thấp nhất 8 tháng, dưới ngưỡng trung bình dài hạn. Đặc biệt tại Hàn Quốc - "hàn thử biểu" của nhu cầu toàn cầu, các nhà sản xuất lần đầu tiên tỏ ra bi quan kể từ năm 2020.

Theo Shivaan Tandon thuộc Capital Economics, triển vọng ngắn hạn của khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức khi tăng trưởng toàn cầu yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, trong khi nhu cầu nội địa cũng khó có thể hỗ trợ nhiều.

Tình hình càng trở nên bất ổn hơn trước thềm nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/01/2025. Cam kết áp thuế mạnh lên hàng hóa Trung Quốc ngay từ ngày đầu tiên đang làm dấy lên lo ngại về một làn sóng bảo hộ thương mại mới, có thể tác động sâu rộng đến triển vọng sản xuất và thương mại khu vực trong năm 2025.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng