Tin tức
Một số nét chính về Cty Cp Viễn thông VTC Phần 2

Một số nét chính về Cty Cp Viễn thông VTC Phần 2

28/01/2003

Banner PHS

Một số nét chính về Cty Cp Viễn thông VTC Phần 2

Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến giá chứng khoán của Công ty:

+         Rủi ro kinh doanh:

Sự phát triển nhanh về công nghệ, dịch vụ trên thế giới và trong khu vực trong điều kiện chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng ngắn sẽ là một sức ép lớn, đặt các Công ty hoạt động trong ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước nguy cơ tiềm ẩn tụt hậu về công nghệ nếu không có chiến lược tiếp cận cụ thể và linh hoạt. Đây cũng chính là rủi ro kinh doanh lớn nhất của VTC.

Hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Viễn thông VTC phụ thuộc vào chiến lược phát triển chung và sự cạnh tranh giữa nội bộ các doanh nghiệp trong ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Ngành Bưu chính Viễn thông đang phải đối mặt với những thử thách cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm khi tham gia hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, xu hướng cước dịch vụ bưu chính-viễn thông trên thế giới đang tiến dần tới hòa nhập, xóa bỏ sự chênh lệch giữa cước trong nước và cước quốc tế theo hướng tiệm cận với giá thành dịch vụ. Điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của VTC. Cụ thể là đối với dịch vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng, Công ty đang cung cấp dịch vụ cho hần hết các Bưu điện ở khu vực phía Nam với đơn giá được Nhà nước và Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông quy định. Trong thời gian tới, với những cam kết nói trên, đơn giá dịch vụ sẽ thay đổi theo hướng cạnh tranh hơn đối với Công ty và có thể giảm doanh thu, lợi nhuận nếu Công ty không có sự chuẩn bị cho những dịch vụ có giá trị tăng thêm hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí một cách tích cực.

 Việc mở cửa thị trường trong tiến trình hội nhập tất yếu sẽ xuất hiện thêm nhiều đối tác trong nước cũng như nước ngoài tham gia kinh doanh khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô hợp lý, công nghệ mới, lao động có chất lượng cao với ưu thế vượt trội về giá cả và chất lượng dịch vụ, cùng với khả năng thích ứng nhanh sẽ tạo sức ép cạnh tranh đáng kể trong nội bộ ngành. Điều này cũng sẽ là thách thức đối với VTC trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+         Rủi ro về tỷ giá:

Trong hoạt động sản xuất sản phẩm và thương mại của Công ty, đầu vào chủ yếu bao gồm giá vốn hàng nhập khẩu và các nguyên liệu phục vụ sản xuất được nhập khẩu từ nước ngoài bằng ngoại tệ chiếm khoảng 50% tổng giá vốn hàng bán toàn Công ty.

+         Rủi ro về luật pháp:

Hiện tại, Nhà nước đang còn có một số quy định bảo hộ ngành Bưu chính Viễn thông: đánh thuế nhập khẩu thành phẩm, hạn chế cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành, cũng như một số quy định của ngành về các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn riêng… Tuy nhiên, trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ASEAN, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực vào tháng 12/2001 vừa qua và sự chuẩn bị cho việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO sắp đến, sẽ dẫn đến việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đồng thời bãi bỏ các chế độ bảo hộ độc quyền trong nước. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, trong đó có Công ty VTC.

Ngoài ra, Công ty còn chịu một số rủi ro khác như rủi ro về kinh tế, rủi ro về hỏa hạn, lũ lụt, chiến tranh… 

Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 

 

Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Doanh thu thuần triệu VNĐ

45.100

47.352

51.684

Lợi nhuận sau thuế triệu VNĐ

5.300

5.693

6.202

Tỷ lệ LN sau thuế/Vốn CSH

26,71%

27,39%

27,13%

Tỷ lệ cổ tức

13,5%

13,5%

13,5%

 Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn:

Nhằm thực hiện mục tiêu chiếm 10-15% thị trường thiết bị truy nhập thuê bao, 15-20% thị trường thẻ thông minh, 10-15% thị trường thiết bị CTI và 20-30% thị trường bảo dưỡng tổng đài, Công ty VTC có các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn như sau: 

Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn:

-          Xúc tiến dự án mạng di động nội vùng bằng việc hợp tác với các đơn vị trong ngành để thực hiện đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn vốn có thể là vay tín chấp ngân hàng, phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu mới. Dự kiến tổng nguồn vốn là 150 tỷ đồng, trong đó VTC tham gia góp vốn 15% 22,5 tỷ đồng.

-          Đây mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin với các sản phẩm khách hàng có nhu cầu mà Công ty chưa sản xuất được.

-          Xây dựng và áp dụng các quy trình và tiêu chuẩn hóa về nghiên cứu và phát triển R&D, bảo dưỡng. Phấn đấu hoàn thành ISO 9001-2000 trong năm 2003 và tiến tới hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ TQM, bảo đảm các sản phẩm của VTC có sức cạnh tranh và lợi nhuận cao.

-          Đối với Phòng Nghiên cứu Phát triển của Công ty: Nhanh chóng phát triển bộ phận R&D thành một Trung tâm R&D đủ sức triển khai đồng thời nhiều dự án để đáp ứng kịp thời các nhu cầu đặc thù của khách hàng; tiếp cận và bám sát các tiến bộ trong công nghệ viễn thông, đặc biệt là các thiết bị dựa trên các thành phần tiêu chuẩn hóa quốc tế, phát triển một dòng sản phẩm CTI cho nhiều ứng dụng.

-          Đối với Trung tâm Vận hành Bảo dưỡng OMC: Phát triển Trung tâm OMC thành cơ sở dịch vụ kỹ thuật tổng đài lớn nhất phía Nam, liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp thiết bị để bảo đảm chất lượng dịch vụ cao cho khách hàng.

-          Đối với Trung tâm Sản xuất Thẻ Thông minh: Phát triển mạnh Trung tâm Sản xuất Thẻ Thông minh, bao gồm cả sản xuất và nghiên cứu triển khai các ứng dụng thẻ để chiếm lĩnh thị trường; tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 cho Trung tâm để mở rộng thị phần trong lĩnh vực này với vốn đầu tư khoảng 8,7 tỷ đồng. 

Kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn:

-          Nhằm phát huy tốt nhất những lợi thế và đạt tới các mục tiêu trên thị trường vố có nhiều Công ty nhỏ và vừa đã lựa chọn, Công ty sử dụng chiến lược cạnh tranh tập trung thông qua cả hai phương thức dựa trên chi phí thấp và khác biệt hóa tùy theo mỗi dòng sản phẩm-dịch vụ, nhằm thỏa mãn những yêu cầu chuyên biệt của khách hàng. Lấy thị trường làm trung tâm và chuyển từ định hướng công nghệ sang định hướng khách hàng.

-          Xuất phát từ vị thế hiện tại, trong bối cảnh thị trường viễn thông đang tăng trưởng cao, chiến lược đầu tư của Công ty là chuyên môn hóa, tập trung vào ba dòng sản phẩm-dịch vụ hiện đang có lợi thế nhất là thiết bị viễn thông nông thôn, dịch vụ bảo dưỡng tổng đài và thẻ thông minh, để vượt lên hàng đầu.

-          Đối với sản phẩm của Phòng Nghiên cứu Phát triển: Tập trung thực hiện các chương trình nghiên cứu-phát triển sản phẩm và dịch vụ theo các đề án của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trọng tâm là các đề án mạng truy nhập, thẻ thông minh, hệ thống CTI, dịch vụ bảo dưỡng trên mạng…

Đối với sản phẩm của Trung tâm sản xuất Thẻ thông minh: Trong lĩnh vực cung cấp thẻ thông minh, chiến lược cạnh tranh của Công ty là gắn liền với việc tư vấn, cung cấp các giải pháp tổng thể về ứng dụng thẻ, bao gồm cả phần cứng, phần mềm.

TTGDCK TP.HCM

Tin tức mới nhất

Tin tức liên quan

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng