Tin tức
ECB kiên trì chính sách tiền tệ chặt

ECB kiên trì chính sách tiền tệ chặt

07/12/2005

Banner PHS

ECB kiên trì chính sách tiền tệ chặt

Sau hơn 2 năm duy trì lãi suất ở mức 2%, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cuối cùng đã phải tăng lãi suất thêm 0,25%, lên 2,25% vào ngày 1/12 vừa qua. ECB đang cố gắng thực hiện chính sách kiểm soát chặt lạm phát, nhưng chính sách này sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của những nền kinh tế lớn trong khu vực đồng EURO...

Sau hơn 2 năm duy trì lãi suất ở mức 2%, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cuối cùng đã phải tăng lãi suất thêm 0,25%, lên 2,25% vào ngày 1/12 vừa qua. ECB đang cố gắng thực hiện chính sách kiểm soát chặt lạm phát, nhưng chính sách này sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của những nền kinh tế lớn trong khu vực đồng EURO.
 
Trong 2 năm qua, ECB - người bảo vệ của khu vực đồng EURO, phải gánh chịu những chỉ trích mạnh mẽ về chính sách tiền tệ cứng nhắc. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sự kém linh hoạt của ECB là một trong những nguyên nhân khiến các nền kinh tế châu Âu vẫn trong tình trạng tăng trưởng yếu ớt, trong khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh. Theo số liệu thống kê quý III vừa được công bố, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức trung bình 4,3%/năm so với 2,6%/năm ở khu vực đồng EURO.

 

Đồng EURO mạnh lên - xuất khẩu khó khăn

Việc ECB tăng lãi suất đã không gây bất ngờ vì trước đó vài tuần Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet tuyên bố rằng đã đến lúc phải áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Theo số liệu thống kê tháng 11/2005, lạm phát trung bình của khu vực đồng EURO ở mức 2,4%/năm. Mặc dù đã giảm xuống chút ít so với mức lạm phát trung bình 2,6%/năm dự tính vào tháng 9/2005 nhưng mức lạm phát này vẫn cao hơn mức cho phép của ECB là 2%/năm. Mới thành lập được 7 năm, ECB vẫn đang phải cố gắng để khẳng định vai trò kiểm soát lạm phát, nhất là trong thời kỳ đầu, phản ứng nhanh với các dấu hiệu lạm phát và không để tình trạng lạm phát gây ra những mối đe doạ đối với sự ổn định giá cả trong khu vực.

 

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng cho rằng ông Trichet nên thận trọng khi đưa ra các chính sách. Lãi suất cao hơn có nghĩa là đồng tiền sẽ mạnh hơn, điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu là nhân tố quan trọng đối với sự phục hồi của khu vực đồng EURO. Sự khó khăn mà nền kinh tế Italia đang phải đối mặt một phần là do sự lựa chọn sử dụng đồng EURO, khiến chính phủ trước đây phải ra đi khi thực hiện hàng loạt các đợt phá giá đồng nội tệ để chuyển đối sang đồng EURO trong nỗ lực duy trì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới của các ngành sản xuất sử dụng nhiều nhân công.

 

Ngay sau khi ông Trichet tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ lãi suất, cùng với dấu hiệu cho thấy FED sẽ chấm dứt thời kỳ tăng lãi suất từ 1% lên 4% trong vòng 18 tháng qua, đồng EURO bắt đầu tăng giá so với đồng USD. Ông Trichet cũng khẳng định không có kế hoạch tăng lãi suất liên tục trong thời gian tới. Điều này làm dịu thị trường ngoại hối vốn nhạy cảm với biến động lãi suất của ngân hàng trung ương.

 

Tiếp tục xử lý những vấn đề nội bộ

Hiện nay, ECB không chỉ lo lắng về các thị trường mà còn phải đối phó với các nhà chính trị và các nhóm phản đối kịch liệt chính sách thắt chặt tiền tệ. Trước khi tăng lãi suất, các ngân hàng thương mại, hiệp hội thương mại, chủ doanh nghiệp đã đồng thời lên tiếng chỉ trích rằng lãi suất cao hơn có thể khiến nền kinh tế phục hồi chậm và làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, ông Trichet cũng cam kết sẽ không duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt một cách cứng nhắc. Sau khi tuyên bố tăng lãi suất, ông khẳng định ECB không tiến hành tăng lãi suất liên tục và sẽ giám sát chặt chẽ tình hình lạm phát nhằm tránh rủi ro đối với sự ổn định giá cả.  Những tuyên bố của ông Tritchet đã góp phần hạn chế sự tăng giá của đồng EURO so với đồng USD và làm giảm áp lực đối với ECB.

 

Vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế châu Âu vẫn là một câu hỏi lớn bởi vì khu vực EURO chưa phải là khu vực tiền tệ hoàn hảo. Các quốc gia khác nhau ở các vị trí khác nhau trong chu kỳ kinh tế - năm 2004, tăng trưởng kinh tế của Italia chỉ tăng 1,2% trong khi của Ireland tăng 4,5%. Các quốc gia này không lựa chọn chính sách cung tiền tệ để kiểm soát tăng trưởng và hạn chế áp dụng chính sách tài chính lỏng theo các tiêu chí Maastricht không cho phép các quốc gia thành viên của khu vực đồng EURO duy trì mức thâm hụt ngân sách vượt quá 3% GDP.

 

Trên thực tế, Đức và Pháp cũng như một số quốc gia khác, đã vi phạm quy định trên. Các tiêu chí Maastricht được coi là để hỗ trợ sự đồng nhất hoá các chu kỳ kinh tế trong khu vực đồng EURO và việc vi phạm quy định này sẽ làm chậm quá trình hội nhập.

 

Nhưng cho đến nay EU không thể ban hành và thực hiện hiệu quả nhiều chính sách. Ví dụ như: hướng dẫn về việc tăng cường cạnh tranh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực dịch vụ, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài chính và nhân lực, cho phép làm giảm sự chênh lệch giữa các nước trong khu vực đồng EURO. ECB hiện đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn: làm chậm sự phục hồi yếu ớt của các nền kinh tế, hoặc chấp nhận rủi ro khiến một số nền kinh tế khác rơi vào tình trạng tăng trưởng quá nóng.

 

Mặc dù nhiều nhà kinh tế cho rằng tình trạng khó khăn của nền kinh tế châu Âu là do chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng cơ chế tiền tệ hiện nay không phải là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề khó khăn trong khu vực đồng EURO, mà là do hàng loạt các vấn đề nội bộ, đặc biệt là thị trường lao động kém linh hoạt. Chính sách tiền tệ thiếu cân nhắc sẽ càng làm tăng thêm tình trạng khó khăn. Sự tăng trưởng ổn định mặc dù không ngoạn mục và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao trên 8% của khu vực đồng EURO có thể khiến ECB không phải tăng tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn.

 

Tuy nhiên trong dài hạn, giá dầu ở mức cao sẽ làm tăng lạm phát, thậm chí khi mức tăng trưởng kinh tế của khu vực giảm sút. ECB sẽ phải chịu áp lực lớn về trách nhiệm kiềm chế lạm phát và do vậy có thể tăng tỷ lệ lãi suất nhằm hạn chế cung tiền tệ, bảo đảm không gây ra những bất ổn về giá cả trên thị trường.

TBKTVN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng