Tin tức
Đồng tiền nào là nơi trú ẩn an toàn thay thế CHF và JPY?

Đồng tiền nào là nơi trú ẩn an toàn thay thế CHF và JPY?

25/08/2011

Banner PHS

Đồng tiền nào là nơi trú ẩn an toàn thay thế CHF và JPY?

(Vietstock) - Các đồng tiền được xem như nơi trú ẩn an toàn trong thời gian qua là franc Thụy Sỹ (CHF) và đồng JPY của Nhật Bản. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp mà hai quốc gia này áp dụng gần đây đã thôi thúc nhà đầu tư tìm kiếm đồng tiền an toàn khác.

Na-uy thường được xem là một nơi trú ẩn an toàn vì nước này là một chủ nợ quốc tế lớn với hệ thống tài chính an toàn và nền kinh tế mạnh. Việc tìm thấy các mỏ dầu tại Biển Bắc và một công ty dầu quốc gia của Na-uy nắm giữ một lượng cổ phần lớn trong các mỏ dầu mới được phát hiện tại Vịnh Mexico cho thấy sự hấp dẫn của quốc gia này.

Một số nhà đầu tư dường như cũng đang chú ý hơn đến đồng real của Brazil (BRL). Dù không phải là một tài sản an toàn nhưng đồng real được giao dịch rất nhộn nhịp. Đồng tiền này đã được hưởng lợi từ lãi suất danh nghĩa cao và sự liên quan đến các loại hàng hóa. Tuy nhiên, các chính sách ứng phó đối với đà tăng mạnh của đồng real đã làm giảm niềm lạc quan trước đó và thay đổi nhận thức của nhà đầu tư về tỷ lệ thua lỗ/lợi nhuận.

Trong khi đó, Indonesia có thể là một nơi trú ẩn an toàn thay thế cho Brazil với rất nhiều điểm thuận lợi. Nước này vừa đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh ở vào khoảng 6.5% trong nửa đầu năm 2011. Bên cạnh đó, Indonesia còn có cán cân thương mại cân bằng nhưng tỷ trọng xuất khẩu trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có xu hướng thấp hơn so với các quốc gia khác của châu Á. Điều này có thể giúp Indonesia tránh bị ảnh hưởng từ sự biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Lạm phát của Indonesia tăng 4.6% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 7, thấp hơn so với mức 7.1% trong tháng 1 và vẫn nằm trong mục tiêu từ 4-6% của ngân hàng trung ương nước này. Có lẽ sự tăng giá của đồng rupiah (IDR) đã góp phần xoa dịu áp lực giá cả và Chính phủ nước này cũng đã tiến hành nhập khẩu gạo để bổ sung cho nguồn cung trong nước.

Từ đầu năm đến nay, đồng rupiah đã tăng 5.2% và là đồng tiền tăng giá mạnh thứ 2 tại châu Á sau đồng đôla Singapore. Trong vòng 3 tháng qua, đồng tiền này gần như đi ngang so với đồng USD vì thế giao dịch của đồng tiền này không đông đúc khi thiếu sự tham gia của các nhà đầu tư theo xu hướng.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm ở vào khoảng 5.25% còn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm thấp hơn 6%. Các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) kỳ hạn 5 năm đứng ở mức 1.75%, cao hơn so với mức 1.63% của Brazil, Mexico và Pháp.

Ngoài ra, diễn biến của thị trường chứng khoán nước này từ đầu năm đến nay cũng tương đối tốt. Với mức tăng 3.8% tính bằng đồng nội tệ, đây là thị trường tăng mạnh thứ 2 tại châu Á sau Philippines. Còn trong tháng qua, Jakarta Composite là một trong những chỉ số giảm nhẹ nhất khu vực khi chỉ đánh mất 6.3%. Giữa làn sóng chốt lời cổ phiếu trên toàn khu vực và thế giới, nhà đầu tư nước ngoài đã bán khoảng 900 triệu USD cổ phiếu của Indonesia.

Sự chao đảo của các thị trường toàn cầu trong thời gian qua đã giúp đồng USD thoát khỏi mức thấp nhiều năm xác lập vào đầu tháng 8 gần 8,460 IDR/USD. Phân tích kỹ thuật cho thấy đồng USD đang trong xu hướng tăng giá nhưng có thể không ổn định. Trong ngắn hạn, đồng bạc xanh có thể tăng lên 8,600-8,700 IDR/USD và điều này sẽ đem lại cơ hội cho nhà đầu tư.

Phạm Thị Phước (Theo Business Insider)

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng