Tin tức
Châu Âu học được gì từ Nhật Bản?

Châu Âu học được gì từ Nhật Bản?

28/10/2011

Banner PHS

Châu Âu học được gì từ Nhật Bản?

Thừa nhận rằng thực tế mới luôn đòi hỏi những ý tưởng mới là một bước quan trọng trong việc né tránh sự trì trệ. Nếu bạn đang ở Mỹ hay Tây Âu, trong đối diện với tình trạng tồi tệ về kinh tế và chính trị, hãy nghĩ tới Nhật Bản.

Nhật Bản đã từng trải qua cuộc khủng hoảng như phương Tây hiện tại trong 20 năm qua, kể từ khi bong bóng tài sản vỡ vào đầu những năm 1990. Yoshihiko Noda thuộc Đảng Dân chủ Nhật Bản là Thủ tướng Chính phủ thứ ba kể từ khi đảng lên nắm quyền. Trung Quốc giành vị trí cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới từ tay Nhật vào năm ngoái. Nhật Bản rơi vào suy thoái sau khi trận động đất và sóng khủng khiếp vào tháng Ba. Tình hình nghiêm trọng đến mức giờ đây Nhật Bản là cái tên "đau đớn" trong thế giới kinh tế, một cái tên tưởng chừng như không bao giờ kết thúc tình trạng bất ổn và cay đắng.

Phương Tây cũng đang gánh chịu một cuộc suy thoái kéo dài trong khi các chính trị gia thì lãng phí thời gian trong các cuộc tranh cãi. Nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu Mỹ và châu Âu có phải đối mặt với một "tương lai Nhật Bản" hay không? Có lẽ số phận là không thể tránh khỏi. Nhật Bản là những bài học quan trọng đối với phương Tây trong việc làm thế nào để tránh suy thoái kinh tế.

Trước tiên, quá khứ không cần phải thống trị tương lai. Một trong những vấn đề lớn nhất của Nhật Bản là họ không thừa nhận rằng hệ thống kinh tế của họ đã thất bại. Đến năm 1990, mô hình kinh tế của Nhật Bản (Chính phủ chỉ đạo, dựa xuất khẩu và sản xuất tập trung) đã không theo kịp sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong khi các nước châu Á khác bắt đầu bắt kịp và thách thức sự thống trị của Nhật Bản trong các ngành công nghiệp cốt lõi. Tuy nhiên, nhà hoạch định chính sách Tokyo vẫn còn giữ "khư khư" mô hình này cho đến tận ngày nay.

Nhật Bản rơi vào suy thoái sau khi trận động đất và sóng khủng khiếp vào tháng 3 (Ảnh: AP)

Phương Tây vũng có nguy cơ thiếu linh hoạt như vậy. Các quốc gia châu Âu cứ giữ mãi hệ thống phúc lợi xã hội mặc dù đang bị chôn vùi trong nợ nần. Hoa Kỳ thì đang theo đuổi chính sách thị trường tự do nhưng Washington lại không thể xây dựng được cơ sở hạ tầng rất cần thiết do sự phẫn nộ của công chúng trước sự  can thiệp của nhà nước. Thừa nhận rằng thực tế mới luôn đòi hỏi những ý tưởng mới là một bước quan trọng trong việc né tránh sự trì trệ.

Một bài học khác mà phương Tây có thể rút ra từ Nhật Bản: vấn đề kinh tế còn mang tính cấu trúc, chứ không chỉ mang tính chu kỳ. Các quan chức Tokyo đã hy vọng rằng in một ít tiền ra hay tăng chi tiêu tài chính có thể giúp Nhật Bản quay trở lại những tháng ngày tốt đẹp trước kia. Lý do điều này không bao giờ thành công lại là chính phủ đã không thừa nhận rằng trở ngại cơ cấu nghiêm trọng của đất nước ngăn chặn tăng trưởng. Quy định thái quá đã cản trở sản xuất và cạnh tranh. Các nhà hoạch định chính sách chưa bao giờ hành động đủ để khuyến khích người tiêu dùng Nhật Bản.  Nhật Bản đã gánh chịu một mức nợ quốc gia nguy hiểm, thậm chí còn cao hơn cả Hy Lạp.

Mỹ và châu Âu cũng giống nhau. Chương trình Operation Twist của Cục Dự trữ Liên bang nhằm kích thích nền kinh tế sẽ không có tác dụng nếu các vấn đề cơ bản không được giải quyết. Điều đó có nghĩa là tái cơ cấu lại các điều khoản nhằm điều chỉnh thị trường nhà đất và mở rộng việc làm là cần thiết. Trong khi đó, khu vực đồng euro phải thực hiện cải cách nhằm phá vỡ các rào cản quốc gia nhằm thúc đẩy thị trường chung toàn châu Âu tăng trưởng.

Cả Mỹ và châu Âu đều phải nhận ra rằng toàn cầu hóa chính là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế. Đây là điều mà Nhật Bản không thừa nhận. Trong khi các quốc gia châu Á đã hội nhập hơn. Còn Nhật Bản thì e dè những ảnh hưởng bên ngoài hay tự do hóa thị trường. Họ lo ngại rằng các nhóm lợi ích đặc biệt, như nông dân, có thể bị tổn thương.

Bài học quan trọng nhất từ Nhật Bản là sự nguy hiểm của thói trì hoãn.

Nhật Bản chỉ nhìn vào mặt trái của toàn cầu hóa mà không xem xét đến lợi ích của nó, rằng giá cả thấp có thể kích cầu. Mỹ, với tâm lý phong tỏa mậu dịch, có thể rơi vào một cái bẫy tương tự như Nhật Bản. Đó là lý do tại sao việc Quốc hội Mỹ đã thông qua thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc, Colombia và Panama vào đầu tháng mười sau nhiều do dự là một tin tốt.

Lãnh đạo là tối quan trọng. Bài học quan trọng nhất từ Nhật Bản là sự nguy hiểm của thói trì hoãn. Khi các chính trị gia Nhật Bản từ bỏ rất nhiều những cơ hội thay đổi cục diện đất nước, thì họ lại để vuột mất. Sự bế tắc về chính trị của Mỹ và châu Âu có thể cũng trì hoãn các quyết định khó khăn mà lẽ ra phải được thực hiện, làm cho chi phí cải cách lớn thêm và hạn chế sự linh hoạt của chính phủ trong việc thực hiện các chính sách.

Chính sách nợ trần gần đây của Mỹ thất bại và những tranh cãi tiếp diễn trong khu vực đồng euro về cuộc khủng hoảng Hy Lạp của phương Tây cũng giống như Nhật Bản. Châu Âu đã phủ nhận về sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Nhật Bản đã cho chúng ta một bài học quan trọng về ý chí chính trị. Nếu không có nó, phương Tây có thể trượt dài trong tăm tối.

Hung Ninh (theo The Time)

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng