Tin tức
Bắt đầu cuộc chạy đua chức Tổng Giám đốc WTO

Bắt đầu cuộc chạy đua chức Tổng Giám đốc WTO

09/12/2004

Banner PHS

Bắt đầu cuộc chạy đua chức Tổng Giám đốc WTO

25 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm qua đã nhất trí đề cử ông Pascal Lamy - 57 tuổi, người Pháp, nguyên là Cao ủy thương mại của EU vừa mãn nhiệm tháng trước - làm ứng cử viên của EU vào chức Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhiệm kỳ bốn năm bắt đầu từ tháng 9-2005...

25 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm qua đã nhất trí đề cử ông Pascal Lamy - 57 tuổi, người Pháp, nguyên là Cao ủy thương mại của EU vừa mãn nhiệm tháng trước - làm ứng cử viên của EU vào chức Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhiệm kỳ bốn năm bắt đầu từ tháng 9-2005.

 

Đương kim Tổng Giám đốc WTO Supachai Panitchpakdi, người Thái-lan , sẽ mãn nhiệm vào tháng 8-2005 và danh sách các ứng cử viên kế nhiệm sẽ được chốt lại vào cuối tháng này.

 

Quyết định về việc đề cử ông Lamy sẽ được công bố chính thức sau khi đại sứ của các nước thành viên EU ở WTO thông qua trong cuộc họp ngày hôm nay.

 

Bà Claude Veron- Reville, phát ngôn viên của tân Cao ủy thương mại EU Peter Mandelson, cho biết ông Lamy đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước thành viên EU.

 

Cả Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso và ông Mandelson cùng tán đồng việc đề cử ông Lamy làm ứng cử viên chức Tổng Giám đốc WTO. Ngay cả Pháp, nước không ít lần "xung đột" với ông Lamy, cũng ủng hộ sự lựa chọn này và sẽ chịu trách nhiệm đứng ra giới thiệu ông.

 

Tháng bảy vừa qua, khi còn là Cao ủy thương mại EU, ông Lamy đã đề nghị EU chấm dứt bảo hộ nông phẩm xuất khẩu nhằm phá thế bế tắc của vòng đàm phán thương mại Doha. Vì thế, một số nhân vật vận động hành lang cho sản xuất lương thực và nông sản của Pháp đã phản đối việc đề cử ông Lamy; thậm chí, có người còn cho ông là "hy sinh lợi ích quốc gia để mưu cầu sự nghiệp riêng".

 

Ông Lamy đóng một vai trò rất quan trọng trong vòng đàm phán thương mại Doha (đã bị lâm vào thế bế tắc từ năm ngoái và đang cố gắng để đạt được một thỏa thuận toàn cầu mới vào năm tới).

 

Ông Lamy nhiều khả năng sẽ không gặp khó khăn từ phía Mỹ, nhất là trong bối cảnh ông có quan hệ thân mật với đại diện thương mại Mỹ Robert Zoellick. Mối quan hệ này nảy nở từ những năm 1991 - 1992 khi ông Zoellick còn là đại diện cá nhân của Tổng thống Mỹ George W. Bush tại hội nghị của nhóm G7 và ông Lamy tham dự với tư cách là đại diện của EU.

 

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ông Lamy sẽ khó có thể tìm được sự ủng hộ của tất cả 148 nước thành viên WTO. Các nhà ngoại giao ở WTO đang muốn vị Tổng Giám đốc mới phải đến từ một nước đang phát triển. Ba quốc gia Mỹ La-tinh đã đưa ra ba ứng cử viên là đại sứ Brazil ở WTO Lui Felipe de Seixas Correa, đại sứ Uruguay ở WTO Carlos Perez del castillo và Ngoại trưởng Mauritius Jayen Catturee.

 

Cũng cần nhắc lại rằng việc lựa chọn người lãnh đạo WTO trong nhiệm kỳ trước đã chia rẽ sâu sắc các nước phát triển với các nước đang phát triển khiến chiếc ghế Tổng Giám đốc phải bỏ trống trong vài tháng.

 

Cuối cùng, một giải pháp thỏa hiệp được thực hiện là ông Mike Moore, người Australia, giữ chức trong ba năm đầu và ông Panitchpakdi giữ chức trong ba năm sau của nhiệm kỳ, trong khi thông thường, một nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc WTO chỉ có bốn năm.  

ND

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng