Tin tức
4 nguyên tắc vàng của người mẹ có con gái lấy bằng Tiến sĩ năm 17 tuổi

4 nguyên tắc vàng của người mẹ có con gái lấy bằng Tiến sĩ năm 17 tuổi

01/07/2024

Banner PHS

4 nguyên tắc vàng của người mẹ có con gái lấy bằng Tiến sĩ năm 17 tuổi

Jimalita Tillman biết con gái mình, Dorothy Jean, có năng khiếu từ khi còn rất nhỏ.

Học tại nhà từ năm 7 tuổi, Dorothy Jean tham gia các khóa học dành cho học sinh trung học một năm sau đó và lấy bằng Cao đẳng đầu tiên ở tuổi 10. Hai năm sau, cô bé lấy bằng Cử nhân và bằng Thạc sĩ khoa học môi trường, cả hai đều dưới hình thức trực tuyến.

Năm ngoái, khi mới 17 tuổi, Dorothy Jean đã lấy được bằng Tiến sĩ về sức khỏe hành vi tích hợp tại Đại học bang Arizona. Năm nay 18 tuổi, cô đang cân nhắc các kế hoạch tương lai của mình khi điều hành Học viện Lãnh đạo Dorothy Jeanius STEAM, một tổ chức do cô thành lập vào năm 2020 để cung cấp chương trình giáo dục cho thanh niên gốc Phi ở Chicago.

Bà Jimalita Tillman cùng con gái Dorothy Jean (bên phải) lấy bằng Tiến sĩ về sức khỏe hành vi tích hợp tại Đại học bang Arizona trong năm 2023

Trò chuyện với CNBC, mẹ cô cho biết chứng kiến ​​Dorothy Jean đạt được nhiều thành tựu như vậy khi còn trẻ là một điều “không có gì to tát”. Tillman cũng đã đưa con gái mình đến con đường thành công, đặc biệt khi là một bà mẹ đơn thân – nhờ áp dụng nhiều quy tắc nuôi dạy con “không thể thương lượng”, giúp nuôi dưỡng những năng khiếu bẩm sinh của con gái mình.

“Những cách nuôi dạy con khác nhau có thể có ảnh hưởng khác nhau đối với những đứa trẻ khác nhau”, bà nói. Và đây là bốn nguyên tắc bất di bất dịch khi bà nuôi dạy Dorothy Jean.

Thoả thuận về những kỳ vọng rõ ràng

Hãy xây dựng một “thỏa thuận với con bạn về những kỳ vọng”, trong đó bạn và con mình thoả thuận về những gì được mong đợi ở chúng, từ bài tập ở trường đến hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như phải hoàn thành bài tập về nhà trước khi xem tivi hoặc chỉ được tham gia vào một câu lạc bộ sau giờ học nếu duy trì được điểm cao, Tillman khuyên.

“Bạn cần phải rất rõ ràng và ngắn gọn, không thể nước đôi khi tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt là với trẻ có năng khiếu”, Tillman nói.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ em tài năng đặc biệt cần được kỳ vọng rõ ràng và có trách nhiệm giải trình khi không đạt được chúng. Hãy cho các em có tiếng nói trong việc xây dựng những hướng dẫn đó: Nó giúp nuôi dưỡng sự tự tin và động lực bản thân – vốn đều là chìa khóa dẫn đến thành công lâu dài.

Dạy về trách nhiệm và làm mẫu cho con

Khi nói đến trách nhiệm, cha mẹ có thể là giáo viên giỏi nhất, Tillman nói.

“Hãy tự chịu trách nhiệm. Hãy cho con bạn thấy mức độ dễ bị tổn thương của bạn để chỉ cho chúng cách tự chịu trách nhiệm và có thể hoàn thành những việc chúng cần hoàn thành”.

Trò chuyện một cách thành thật với con về những lúc bạn không đạt được kỳ vọng của bản thân và cách bạn trở lại đúng hướng có thể dạy chúng rất nhiều về cách người lớn chịu trách nhiệm. Đơn giản như là nói lời xin lỗi khi bạn đón chúng trễ hoặc nổi cáu về một điều nhỏ nhặt nào đó, theo nhà tâm lý học Cindy Graham.

“Trẻ em có khả năng lặp lại những gì chúng thấy người khác làm, vì vậy điều quan trọng là người chăm sóc phải nhận thức được những bài học mà trẻ học được từ họ”, Graham nói với HuffPost vào năm 2021.

Có niềm tin

“Bạn phải dựa vào một loại niềm tin nào đó và đứng vững trên đó”, Tillman nói. Bà cũng lưu ý rằng mình và con gái “rất tích cực ở nhà thờ”. Nó không nhất thiết phải mang tính tôn giáo: Bạn có thể chỉ cần có niềm tin vào ý tưởng rằng cuối cùng mọi thứ sẽ tự giải quyết.

Cho dù cái nguồn của lạc quan là gì đi nữa, thì một quan điểm tích cực - điều mà trẻ có thể học được từ cha mẹ - có thể tạo ra sự tự tin, nhà tâm lý học giáo dục và chuyên gia nuôi dạy con cái Michele Borba nói với CNBC vào năm ngoái.

“Đó có lẽ là một trong những mối tương quan cao nhất của thành công. Có sự tự tin thì đứa trẻ sẽ nói, ‘Con sẽ tiếp tục cố gắng làm việc đó’, ngược lại thì: ‘Tại sao con phải bận tâm và cố gắng?’”, Borba nói.

“Cha mẹ cũng như con cái đều cần sự tự tin đó khi đối mặt với những trở ngại không thể tránh khỏi. Sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với khó khăn như đến hạn thanh toán hoá đơn, đến hạn nộp học phí”, Tillman cho biết thêm.

Tránh so sánh không công bằng

Đừng sử dụng thành tích của người khác để động viên con bạn thành công, và hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều phát triển theo tốc độ riêng của chúng, các nhà tâm lý học trẻ em cho biết. Năm ngoái, nhà nghiên cứu nuôi dạy con cái Jennifer Breheny Wallace nói với CNBC rằng việc so sánh liên tục thực sự có thể gây phản tác dụng do khiến trẻ cảm thấy thua kém.

Tillman kiên quyết tránh so sánh thành tích của Dorothy Jean với bất kỳ ai khác và cô cho rằng các bậc cha mẹ khác không nên so sánh con mình với Dorothy Jean.

“Đừng nói, ‘Con nên như thế này. Hãy xem bạn kia đang làm gì kìa'. Sự so sánh thật là khủng khiếp. Điều đó thực sự có hại cho lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ. Làm sao chúng có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình được?”, bà nói.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng