Tin tức
10 bước giải quyết khủng hoảng nợ Eurozone

10 bước giải quyết khủng hoảng nợ Eurozone

12/10/2011

Banner PHS

10 bước giải quyết khủng hoảng nợ Eurozone

(Vietstock) - Ba bước đáng chú ý nhất là áp dụng hình phạt tự động đối với các Chính phủ vô trách nhiệm về mặt tài chính, gia tăng thẩm quyền cho Ủy ban châu Âu (EC) và chia cổ tức cho người đóng thuế để giải cứu các ngân hàng.

* Hy Lạp có thể được giải ngân 8 tỷ EUR vào đầu tháng 11

Chủ tịch Eurogroup Jean-Claude Juncker

Chủ tịch Nhóm bộ trưởng tài chính của 17 quốc gia Eurozone (Eurogroup), Jean-Claude Juncker, vừa đề xuất 10 cách giải quyết khủng hoảng nợ khu vực. Đáng chú ý trong đó là việc áp dụng hình phạt tự động đối với các Chính phủ vô trách nhiệm về mặt tài chính, gia tăng thẩm quyền cho Ủy ban châu Âu (EC) và chia cổ tức cho người đóng thuế để giải cứu các ngân hàng.

Trong một bài phỏng vấn trên Tờ Handelsblatt của Đức vào ngày thứ Tư, ông Juncker cũng cho biết rằng Hy Lạp cần phải cắt giảm nợ mạnh hơn nữa.

Ông nói: “Nếu các yếu tố trong báo cáo của Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) làm dấy lên nghi ngờ về mức độ bền vững của khoản nợ công khổng lồ của Hy Lạp, chúng tôi sẽ thảo luận về các biện pháp đảm bảo nợ của nước này bên cạnh sự tham gia của lĩnh vực tư nhân”.

Ông Juncker đề xuất 10 bước để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực:

1. “Cung cấp khoản giải cứu tiếp theo cho Hy Lạp nếu có thể”.

2. “Xác định mức độ ổn định của khoản nợ Hy Lạp, hoặc xem xét các biện pháp có thể thực hiện sau khi đã cân nhắc kỹ tất cả hậu quả của những biện pháp này đối với các quốc gia trong và ngoài châu Âu”.

3. “Tiếp tục thực hiện nghiêm việc củng cố ngân sách thông qua áp dụng các hình phạt tự động đối với các quốc gia liên tục không đáp ứng được mục tiêu ngân sách”.

4. “Vạch ra lộ trình đối với việc tái cấp vốn cho các ngân hàng. Trước tiên, các ngân hàng thiếu vốn sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn từ thị trường. Nếu không thành công, các nước có thể xem xét liệu có nên cấp vốn cho các ngân hàng này”.

Người đóng thuế sẽ nhận được cổ tức vì tham gia giải cứu các ngân hàng.

“Chúng ta không thể dễ dàng đưa tiền cho các ngân hàng. Chúng ta cần phải chắc chắn rằng những người cung cấp vốn dưới bất kỳ hình thức nào cũng có quyền đại diện trong quyết định thành lập các cơ quan như hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, ban kiểm soát và do đó có thể nhận được lợi nhuận của công ty”.

5. “Áp thuế giao dịch tài chính”.

6. “Thiết lập chương trình tăng trưởng cho các quốc gia được xem là khó khăn”.

7. “Phải có sự thống nhất trong nội bộ châu Âu về vấn đề ngân sách. Không chấp nhận các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) chia rẽ về việc nước nào cho và nước nào nhận”.

8. “Thiết lập các quy định thị trường tài chính chặt chẽ hơn”.

9. “Có biện pháp mới đối phó với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm”.

10. “Chúng ta cần một cơ quan về kinh tế và rất vui mừng vì số người ủng hộ ý tưởng này gia tăng rất nhanh”.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng