Thanh khoản là một khái niệm phổ biến mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đã nghe qua. Thanh khoản thường được hiểu là một thước đo các công ty sử dụng để kiểm tra khả năng trang trải các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của họ. Nhà đầu tư thường rất quan tâm đến tính thanh khoản trên sàn giao dịch vì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ trong việc giao dịch. Vậy thanh khoản và những điều cơ bản cần biết về thanh khoản là gì ? Hãy cùng theo chân PHS tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.
Thanh khoản là gì ?
Tổng quan chung về thanh khoản
Thanh khoản là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực tài chính. Tính thanh khoản có tên tiếng Anh là Liquidity, có nghĩa là tính lỏng, hoặc mức độ lưu động của một sản phẩm/ tài sản bất kỳ có thể mua vào/ bán ra mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị thị trường của nó. Hiểu đơn giản hơn, tính thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một sản phẩm hoặc tài sản bất kỳ.
Với cách định nghĩa như trên, tiền mặt được xem là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, bởi nó có thể dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa/ dịch vụ mà giá trị của nó hầu như không thay đổi. Ngoài ra, có một số loại tài sản như bất động sản, cổ phiếu, máy móc… mang tính thanh khoản thấp hơn vì để cần có thời gian để chuyển đổi các loại tài sản này thành tiền mặt.
Ý nghĩa của tính thanh khoản
- Theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp: Bạn cần có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Việc đo lường tính thanh khoản giúp bạn tìm ra số dư phù hợp, theo dõi tình hình tài chính của công ty và định vị nó để tăng trưởng chiến lược.
- Đảm bảo một khoản vay hoặc nguồn vốn khác: Các ngân hàng và nhà đầu tư xem xét các tỷ lệ thanh khoản để xác định khả năng thanh toán nợ của công ty.
- Thể hiện mức độ năng động, hiệu quả của thị trường: Khi thị trường càng sôi động, có càng nhiều tổ chức, cá nhân tham gia thì tính thanh khoản càng cao.
Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản
Dưới đây là ví dụ về các khoản đầu tư phổ biến:
- Tiền mặt
- Ngoại tệ (FX)
- Giấy chứng nhận đầu tư được đảm bảo (GIC)
- Trái phiếu chính phủ
- Trái phiếu công ty
- Cổ phiếu (giao dịch công khai)
- Hàng hóa (vật chất)
- Bất động sản
- Nghệ thuật
- Doanh nghiệp tư nhân
Trong đó, tiền mặt được xem là có tính thanh khoản cao nhất vì nó là công cụ dùng trực tiếp để thanh toán, trao đổi, lưu thông, tích trữ hàng hóa, tài sản. Cổ phiếu và trái phiếu thường có thể được chuyển đổi thành tiền mặt trong khoảng 1-2 ngày, tùy thuộc vào quy mô đầu tư.
Một số thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
- Đối với ngân hàng: Ngân hàng sẽ buộc phải tăng lãi suất để huy động thêm vốn. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay không thay đổi nên doanh thu từ các hoạt động của ngân hàng có thể bị giảm sút.
- Đối với khách hàng: Khách hàng có thể sẽ phải vay với mức lãi suất cao hơn.
- Đối với nền kinh tế: Rủi ro thanh khoản gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động đầu tư và đến các hoạt động của doanh nghiệp đi vay.
Rủi ro thanh khoản trong chứng khoán
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán là khi nhà đầu tư cần nhiều thời gian, chi phí để thu hồi vốn. Điều này có nghĩa là sẽ khó tìm được người mua ở mức giá kỳ vọng, hoặc nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận mức giá thấp hơn để đổi sang tiền mặt. Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ chịu mức lỗ nhất định.
Các sản phẩm như vàng, bất động sản hay bảo hiểm,...trên thị trường đều có mối quan hệ liên thông với nhau. Khi thị trường biến động đều sẽ ảnh hưởng toàn diện tới thị trường chứng khoán, gây nên rủi ro thanh khoản.
Do đó khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng hay các nhà đầu tư nên xem xét đến khả năng bán lại để bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu. Đây là cách để tránh rủi ro chứng khoán, phòng ngừa khả năng không bán lại được, hoặc bị mất giá khi bán.
Kết luận
Vậy là những khái niệm cơ bản về tính thanh khoản đã được PHS đề cập chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ có cho mình một kế hoạch hợp lý để hạn chế những tác động của rủi ro thanh khoản. Hoặc nếu quá khó khăn trong việc đầu tư chứng khoán và không biết bắt đầu từ đâu thì hãy đến với PHS nhé. PHS sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường đầu tư tài chính - chứng khoán.