Dịch vụ

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh yêu cầu ứng dụng AI trong dạy học

Ngày 23/04/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu ứng dụng AI trong dạy học cho chương trình giảng dạy từ mẫu giáo đến lớp 12, nhằm xây dựng một lực lượng lao động tương lai có khả năng sử dụng và phát triển công nghệ AI. Bài viết sẽ trình bày chi tiết thông tin này cũng như gợi ý 1 số ứng dụng AI trong giảng dạy hàng đầu.

Sắc lệnh mới nhất về ứng dụng AI trong dạy học của tổng thống Mỹ

Ngày 23/04/2025, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh yêu cầu Bộ Giáo dục và Bộ Lao động phối hợp cùng các bang thúc đẩy ứng dụng AI như AI Chatbot, Ai Agents trong dạy học, đặc biệt tại bậc trung học thông qua các khóa học và chương trình cấp chứng chỉ về AI. Bộ Giáo dục cũng được chỉ đạo ưu tiên AI trong đào tạo giáo viên, trong khi Quỹ Khoa học Quốc gia sẽ tăng cường nghiên cứu về ứng dụng AI trong giáo dục, và Bộ Lao động mở rộng các chương trình học nghề liên quan.

Sắc lệnh đồng thời thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Nhà Trắng về Giáo dục AI, do ông Michael Kratsios - Giám đốc Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ - đứng đầu, với sự tham gia của Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon và Bộ trưởng Lao động Lori Chavez-DeRemer. Nhóm này sẽ triển khai “Thử thách AI của Tổng thống”, hỗ trợ các mô hình lớp học ứng dụng AI trong dạy học và thiết lập quan hệ đối tác công – tư để huy động nguồn lực hỗ trợ giáo dục AI từ cấp mẫu giáo đến trung học.

Phát biểu tại Phòng Bầu dục trước khi ký sắc lệnh, Tổng thống Trump nhấn mạnh Mỹ đã đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào ứng dụng AI trong dạy học, coi đây là “con đường dẫn đến tương lai”. Đây là 1 trong 7 sắc lệnh giáo dục được ban hành cùng ngày, thể hiện sự đồng thuận lưỡng đảng về tầm quan trọng của AI trong hệ thống giáo dục trước nguy cơ học sinh Mỹ tụt hậu về công nghệ AI so với các nước khác.

Top 9 cách ứng dụng AI trong dạy học

Tạo nội dung học tập thông minh và sinh động: Các ứng dụng AI trong dạy học có khả năng hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng, bài tập và tài liệu học tập một cách nhanh chóng, đồng thời chuyển đổi nội dung khô khan thành các định dạng trực quan như hình ảnh, video, mô phỏng 3D, giúp tăng tính hấp dẫn và tương tác cho bài học.

Ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): AI dùng NLP để tạo bài giảng, chấm bài luận, hoặc xây dựng các trợ lý ảo có khả năng hiểu và phản hồi ngôn ngữ tự nhiên. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá bài viết, hỗ trợ học ngôn ngữ, và giao tiếp giữa học sinh với hệ thống học tập.

Trợ lý ảo giáo dục: Các trợ lý học tập ảo hoạt động 24/7, hỗ trợ học sinh trong việc tra cứu tài liệu, giải bài tập, ôn tập bài học hoặc luyện ngôn ngữ. Chúng góp phần thúc đẩy tính tự học và tăng khả năng tiếp cận thông tin tức thời.

Cá nhân hóa trải nghiệm học tập: Ứng dụng AI trong dạy học cho phép điều chỉnh chương trình học theo năng lực, nhu cầu và tốc độ tiếp thu của từng học sinh. Thông qua phân tích dữ liệu học tập, hệ thống sẽ xác định điểm mạnh, điểm yếu, từ đó gợi ý phương pháp học phù hợp, giúp học sinh tiến bộ hiệu quả hơn.

Học từ xa và giám sát học tập: Trong bối cảnh giáo dục trực tuyến phát triển mạnh, AI hỗ trợ dạy học từ xa thông qua các nền tảng eLearning, giúp theo dõi quá trình học, tạo phụ đề bài giảng theo thời gian thực, phản hồi tự động, đảm bảo trải nghiệm học tập liên tục và hiệu quả.

Tạo và đánh giá bài kiểm tra tự động: Ứng dụng AI trong dạy học cho phép tạo đề kiểm tra linh hoạt dựa trên ngân hàng câu hỏi và tiêu chí đầu vào, sau đó chấm điểm tự động, giảm lỗi do con người và đảm bảo công bằng trong đánh giá. Học sinh có thể kiểm tra mọi lúc, mọi nơi.

Trò chơi hóa nội dung học tập (Game-based learning): AI hỗ trợ xây dựng trò chơi học tập cá nhân hóa theo khả năng từng học sinh. Các trò chơi này vừa giúp tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, vừa rèn luyện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề và tăng tính tương tác trong lớp học.

Hệ thống quản lý học tập (LMS) thông minh: AI cải tiến các hệ thống LMS bằng cách phân quyền người dùng, tự động hóa quy trình lưu trữ, phân tích và bảo mật dữ liệu học sinh. Khi kết hợp với blockchain, LMS đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong quản lý học đường.

Tóm lại, việc Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh thúc đẩy ứng dụng AI trong dạy học đã khẳng định vai trò then chốt của trí tuệ nhân tạo trong việc đổi mới giáo dục và chuẩn bị lực lượng lao động tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu cạnh tranh mạnh mẽ về công nghệ, Việt Nam và các quốc gia khác cũng cần nắm bắt cơ hội này để xây dựng một nền giáo dục hiện đại, linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với kỷ nguyên số.

Kim Ngân

FILI - 17:05:54 26/04/2025